Nông sản Campuchia tràn sang Trung Quốc, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Campuchia sắp xuất khẩu những lô nhãn tươi đầu tiên sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia.

Campuchia sắp xuất khẩu nhãn tươi sang Trung Quốc

Theo Khmer Times, dự kiến, trong tháng 10 hoặc tháng 11/2022 các lô hàng nhãn quả tươi xuất khẩu đầu tiên từ Campuchia sẽ được vận chuyển sang Trung Quốc.

Được biết, nhãn là mặt hàng trái cây tươi thứ ba của Campuchia được cơ quan kiểm dịch thực vật của Trung Quốc cho phép nhập khẩu, sau chuối và xoài.

Tuy nhiên, hiện nay công ty xuất khẩu đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng nhãn do năm nay sản lượng nhãn kém. Các nhà xuất khẩu nhãn Campuchia hy vọng sẽ xuất khẩu được khoảng 10.000 tấn nhãn sang thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, Sở Nông, Lâm và Ngư nghiệp tỉnh Pailin (khu vực trồng nhãn lớn nhất của Campuchia) kêu gọi những người trồng nhãn muốn xuất khẩu sang Trung Quốc liên hệ với Văn phòng Sở Nông, lâm và Ngư  nghiệp hoặc liên hệ trực tiếp với người mua phía Trung Quốc.


 

Một thương nhân bày bán trái nhãn tại Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: Phnom Penh Post).
Một thương nhân bày bán trái nhãn tại Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: Phnom Penh Post).


Các vườn nhãn và cơ sở đóng gói của Campuchia muốn xuất khẩu nhãn sang Trung Quốc phải được đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Theo báo cáo của của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hiện nay có tổng cộng 74 vườn cây ăn quả và 8 nhà máy đóng gói tuân thủ việc đảm bảo yêu cầu chất lượng, kiểm dịch thực vật bắt buộc và được phép xuất khẩu nhãn sang thị trường Trung Quốc.

Theo Sở Nông, Lâm và Ngư nghiệp tỉnh Pailin, nhãn được trồng tại các trang trại GAP đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Khoảng 30% trong số 7.000 ha trồng nhãn của tỉnh là trang trại được chứng nhận GAP.

Nhãn sẽ được khử trùng trong những cơ sở đủ tiêu chuẩn (do các nhà đầu tư Trung Quốc và địa phương làm chủ), sau đó, trái cây sẽ được đóng gói và đặt trong các thùng mát để thuận tiện trong bảo quản, vận chuyển.

Việc xuất khẩu nhãn sang Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho nhãn Pailin đa dạng hóa hơn thị trường xuất khẩu, bên cạnh việc xuất khẩu sang Thái Lan. Giá nhãn hiện tại là 3.500.000 Riel (tương đương 862 USD)/tấn.

Hiện nay, tổng diện tích trồng nhãn của Campuchia khoảng 13.608 ha ở 14 tỉnh, tập trung chủ yếu tại Pailin, Battambang, Ratanakkiri và Banteay Meanchey. Năm 2021, diện tích thu hoạch là 6.927 ha với sản lượng nhãn là 110.000 tấn.


 

 Trung Quốc là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia. Nguồn: khmertimeskh.com.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia. Nguồn: khmertimeskh.com.


Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia

Khmer Times dẫn báo cáo của Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF) cho thấy, Campuchia đã xuất khẩu 449.325 tấn gạo xay, trị giá 287 triệu USD sang thị trường quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 10% so với năm ngoái.

Trong giai đoạn này, Campuchia đã xuất khẩu gạo xay sang 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 9 quốc gia lớn nhất chiếm hơn 82% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Trung Quốc và EU vẫn là thị trường chính cho gạo xay của Campuchia. Trung Quốc đã mua 198.107 tấn từ Campuchia, chiếm 44,09% tổng lô hàng. Các thị trường khác là Pháp với 14,83%, Malaysia 5,58%, Hà Lan 4,65%, Ý 2,65%, Gabon 2,63%, Brunei 2,44%, Anh 2,25% và Đức 2,08%.

Có thể thấy, Campuchia đã xuất khẩu sang Trung Quốc lượng lớn gạo, sắn, xoài tươi và hạt điều, cũng là những mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam xuất bán sang Trung Quốc.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại của Campuchia, Thái Lan tại thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

https://danviet.vn/nong-san-campuchia-tran-sang-trung-quoc-viet-nam-se-bi-canh-tranh-20221023070229787.htm
 

Theo K.Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Cây cà phê bén đất Ayun

Cây cà phê bén đất Ayun

(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.