Nông nghiệp Tây Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu - Bài 3: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các nhà khoa học, quản lý, nông nghiệp Tây Nguyên chỉ thực sự phát triển bền vững khi được quy hoạch một cách tổng thể. Cây lương thực và các cây công nghiệp cần được quy hoạch thành các vùng chuyên canh với diện tích ổn định.
Tây Nguyên không nên mở rộng thêm diện tích mà phải chuyển diện tích cà phê bấp bênh về nguồn nước sang trồng cây chịu hạn, cùng với đó là cải tạo giống cây trồng cho năng suất, chất lượng tốt.
Chuyển một số diện tích đất ở các vùng có điều kiện khí hậu không thuận lợi, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn và những loại cây có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi khí hậu. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng cũng là một giải pháp đang được triển khai để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhận thấy huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk với đặc thù kiểu khí hậu khô nóng, nhiều diện tích đất pha cát thích hợp với các loại cây ăn quả như nhãn, vải thiều, cam, quýt… nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích sang trồng cây ăn trái thích nghi với khí hậu.
 
Người dân huyện M’Đrắk đã chuyển đổi các diện tích đất kém dinh dưỡng sang trồng nhãn. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Năm 2015, ông Phạm Đình Thướng, thôn 3, xã Ea Pil, huyện M'Đrắk mạnh dạn phá bỏ toàn bộ diện tích mía hơn 3 ha chuyển sang trồng nhãn. Theo ông Thướng, nhãn là loại cây dễ trồng, phù hợp với đất pha cát và vùng khí hậu nóng khắc nghiệt của huyện M'Đrắk. Mỗi ha nhãn cần đầu tư trong 3 năm kiến thiết cơ bản khoảng 75-80 triệu đồng. Từ năm thứ 3 trở đi, nhãn bắt đầu cho thu bói, chi phí tái đầu tư chăm sóc sẽ được giảm bớt. Sau gần 5 năm chuyển đổi, hiện mỗi năm gia đình thu lãi từ 450 – 500 triệu đồng/1 ha.  
Theo ông Nguyễn Thế Thập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện M'Drắk, hiện toàn huyện có khoảng 1.100 ha cây ăn quả. Để phát triển ổn định cây ăn quả, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng hỗ trợ nông dân thành lập các hợp tác xã sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành chuỗi giá trị sản xuất, hướng đến phát triển bền vững cây ăn quả tại địa phương. Thực tế cho thấy, chuyển đổi cây trồng phù hợp với đặc thù khí hậu tiểu vùng tại huyện M’Đrắk cũng là một trong những giải pháp hiệu quả trong thay đổi sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông dân trong tỉnh Đắk Nông đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh giá cả nhiều loại nông sản chủ lực như hồ tiêu, cà phê… liên tục sụt giảm. Riêng xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil có gần 800 ha đất trồng các loại cây công nghiệp đã được chuyển đổi sang trồng xoài. 
Cây xoài được đánh giá là loại cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng Đắk Gằn và một số khu vực lân cận. Đây là loại cây ăn quả thích ứng khá tốt với khô hạn và những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu. Nơi đây đã hình thành vùng chuyên canh xoài lớn của cả khu vực Tây Nguyên và có thể được coi là mô hình điểm trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu
Tại xã Đắk Gằn, Tổ hợp tác trồng xoài thôn Tân Lợi là tổ hợp tác có quy mô lớn nhất trong xã với hơn 100 hộ nông dân tham gia và tổng diện tích xoài đã đạt gần 200 ha, sản lượng hàng năm từ 2.500 - 3.000 tấn. Năm 2018, chín hộ nông dân đầu tiên của tổ tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được công nhận đạt chuẩn. Tổng diện tích của 9 hộ dân này là 12,5 ha với sản lượng gần 200 tấn mỗi năm đã được ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp thu mua. Hiện nay, các hộ nông dân còn lại đang khẩn trương hoàn thiện quy trình, tiêu chí, để tiếp tục được công nhận. 
Ông Nguyễn Xuân Kỷ, một thành viên tiên phong chuyển đổi vườn cà phê sang trồng xoài và tham gia canh tác theo quy chuẩn VietGAP cho biết, hiệu quả kinh tế từ cà phê, tiêu mấy năm nay không còn cao do tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt, bất lợi. Thêm nữa là tình trạng đất đai bị bạc màu, rửa trôi và canh tác hàng chục năm nên cà phê đã không con mang lại năng suất cao như trước. Gia đình ông đã chuyển đổi gần 2 ha đất sang trồng xoài được 5 năm và đang cho thu hoạch ổn định, sản lượng hàng năm khoảng 30 - 35 tấn. Với mức giá trung bình 15.000 đồng/kg, mỗi năm trừ chi phí gia đình cũng thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Ông Kỷ đang hy vọng, việc được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp thu nhập gia đình tăng cao hơn.
Theo một số nông dân kỳ cựu tại xã Đắk Gằn, cây xoài được một số hộ dân từ tỉnh Đồng Nai đem đến và trồng thí điểm tại đây khoảng từ năm 1998 – 2000. Các mô hình thí điểm đều thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ nông dân trong xã sau đó đã học theo và chuyển đổi. Mấy năm gần đây, tình hình khô hạn diễn biến khốc liệt, giá cả các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu… xuống thấp và dịch bệnh xuất hiện một số nơi càng thúc đẩy nông dân thay thế cây công nghiệp bằng các loại cây ăn trái, nhất là cây xoài.
Theo ông Phạm Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn, mặc dù là vùng đất có lượng mưa ít, nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất nhì cả tỉnh, nhưng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu tại Đắk Gằn và một số khu vực lân cận rất phù hợp với các loại cây ăn trái. Mấy năm gần đây, hàng trăm hộ dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn trái đã có thu nhập rất cao, nổi bật và chiếm diện tích lớn nhất là cây xoài. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng xoài mang lại khá cao và thu nhập của các hộ tương đối ổn định. Đây có thể là loại cây mang lại thu nhập chủ lực cho nông dân xã Đắk Gằn. 
Bà Nguyễn Thị Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Mil cho biết, huyện đang định hướng cho nông dân phát triển các loại cây ăn trái theo hướng gắn kết với thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm có thế mạnh, diện tích, sản lượng lớn sẽ ưu tiên phát triển theo các tiêu chuẩn an toàn và tổ chức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Trước mắt, huyện sẽ phối hợp với các địa phương và người dân triển khai một số mô hình thí điểm, đề nghị cấp có thẩm quyền chứng nhận đạt chuẩn. Mục đích nhằm tuyên truyền, hướng dẫn về quy trình kỹ thuật, thói quen canh tác mới để nhân rộng sau này.
Theo Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chuyển đổi giống cây trồng cũng là giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu, hiện trên thị trường đã có các giống cây trồng chịu hạn tốt, thích nghi với các điều kiện thời tiết khác nhau, từ giống cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê đến cây ăn quả như bơ, sầu riêng và cây lương thực như ngô, lúa… Vì vậy khi chuyển đổi giống cây trồng cần có sự cân nhắc và áp dụng các biện pháp tiên tiến để tăng hiệu quả canh tác, thích ứng với các điều kiện khí hậu bất lợi.
Bài 4: Ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất
Nhóm PV TTXVN tại Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.