Nông dân Xuân An thu nhập ổn định từ nuôi bò nhốt chuồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 5 năm qua, việc nuôi bò nhốt chuồng tại xã Xuân An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nhiều hộ dân đã cải thiện thu nhập đáng kể từ mô hình này.
Gia đình ông Vũ Đình Thi (thôn An Xuân 1) có 5 ha mía và rau màu nhưng do giá cả bấp bênh nên thu nhập thấp. Vì vậy, năm 2017, ông Thi quyết định nuôi bò nhốt chuồng để cải thiện thu nhập. Theo đó, ông tận dụng đất vườn rộng làm chuồng rồi mua 10 con bò giống Brahman về nuôi. Đồng thời, ông chuyển đổi 1 ha mía sang trồng cỏ để làm thức ăn cho bò. Trong quá trình nuôi, ông cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, tham quan mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng do xã tổ chức để học hỏi kinh nghiệm. Riêng đối với thức ăn, ngoài trồng cỏ, ông bổ sung thêm đá khoáng và thức ăn tổng hợp. “Nhờ đó, đàn bò phát triển khỏe mạnh. Trung bình 14 tháng, bò đẻ bê con. Sau khoảng 5-6 tháng chăm sóc, tôi bán bê giống. Trừ chi phí, mỗi năm, tôi thu trên 80 triệu đồng”-ông Thi phấn khởi nói.
Tương tự, gia đình ông Đỗ Tấn Hải (thôn An Thạch) cũng cải thiện thu nhập nhờ nuôi bò nhốt chuồng. Năm 2015, thấy một số hộ dân trên địa bàn nuôi bò nhốt chuồng cho hiệu quả kinh tế khá cao, ông cũng học hỏi làm theo. Hiện gia đình ông có 20 con bò sinh sản. Ngoài nuôi để bán bê giống, ông còn nuôi thêm bò thịt. “Nuôi bò nhốt chuồng có thuận lợi là không mất nhiều thời gian chăn thả. Cứ sáng sớm, tôi cắt cỏ cho bò ăn, nửa buổi thì cho bò uống nước, chiều đến dọn vệ sinh chuồng bò để đảm bảo thông thoáng và khô ráo. Có như vậy, bò ít khi mắc bệnh và gia đình cũng có thêm nguồn phân bón cho cây trồng hoặc bán kiếm thêm thu nhập. Nhờ đàn bò sinh sản tốt nên gia đình thu nhập gần 100 triệu đồng/năm”-ông Hải khoe.
Ông Vũ Đình Thi (thôn An Xuân 1, xã Xuân An, thị xã An Khê) chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Nhật Hào
Ông Vũ Đình Thi (thôn An Xuân 1, xã Xuân An, thị xã An Khê) chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Nhật Hào
Ông Hồ Hữu Mạnh-Chủ tịch UBND xã Xuân An-cho biết: Mô hình nuôi bò nhốt chuồng rất phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương, nhất là trong thời điểm diện tích đất chăn thả bị thu hẹp. Để mô hình phát huy hiệu quả, xã phối hợp tổ chức các buổi tập huấn về cách làm chuồng trại, chăm sóc, phòng bệnh cho bò, cách tạo nguồn thức ăn. Năm 2021, xã thành lập Nông hội chăn nuôi để các hộ dân trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi bò, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. “Đến nay, hầu hết các hộ đã nắm được kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho đàn bò. Người dân cũng tận dụng đất vườn rộng hoặc chuyển đổi đất sản xuất sang trồng cỏ nên nguồn thức ăn được đảm bảo. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật, phát huy vai trò của Nông hội nhằm giúp người dân trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận được các công nghệ chăn nuôi để người dân chăm sóc bò tốt hơn cũng như rút ngắn thời gian chăm sóc đem lại hiệu quả kinh tế cao”-ông Mạnh thông tin.
NHẬT HÀO
 

Có thể bạn quan tâm

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Cây cà phê bén đất Ayun

Cây cà phê bén đất Ayun

(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.