Nông dân trồng nấm nhiều sáng kiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là ông Đỗ Đình Hòa (58 tuổi), ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, H.Tây Sơn, Bình Định. Cơ sở sản xuất nấm của ông đang có lãi ròng 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 60 lao động thời vụ ở địa phương...

Ông Hòa chăm sóc nấm bào ngư - Ảnh: ĐÀO MINH TRUNG
Ông Hòa chăm sóc nấm bào ngư - Ảnh: ĐÀO MINH TRUNG



Đến thăm nhà ông Hòa, chúng tôi được “mục sở thị” nhiều sáng kiến đặc biệt của ông trong nghề trồng nấm. Các sáng kiến ấy thời gian qua đã giúp phát triển nghề trồng nấm của gia đình ông và ở địa phương đạt hiệu quả cao.

Cái khó ló cái khôn

Gia đình ông Hòa chuyên sản xuất meo giống và bịch phôi nấm các loại, đồng thời sản xuất thành phẩm nấm bào ngư, nấm rơm sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian đầu, ông Hòa gặp khó khăn trong việc bảo đảm nhiệt độ khử trùng bịch phôi nấm bào ngư (sản phẩm chủ lực của gia đình ông). Sau nhiều tháng quan sát, nghiên cứu, thử nghiệm các phương án khác nhau, ông bắt tay vào thiết kế và làm một bộ phận nâng nhiệt cho lò khử trùng. Đó là 2 vành khuyên bằng sắt hàn kín bố trí đối xứng, bên trong rỗng. Mỗi vành khuyên có chiều dài 60 cm và cùng được nối với một ống sắt thông từ nồi áp suất để dẫn nhiệt ẩm vào nơi khử trùng bịch phôi. Thiết bị này được gắn bên cạnh đáy chảo bằng gang, dùng lửa có sẵn trong lò để nung nóng làm cho nhiệt độ lò khử trùng bịch phôi tăng cao, đạt khoảng 280oC.

Sáng kiến “Nâng nhiệt độ khử trùng bịch phôi nấm bào ngư” của ông Hòa đã mang lại lợi ích lớn, bảo đảm khử trùng các bịch phôi nấm, từ đó tỷ lệ thành phẩm bịch phôi nấm đạt chuẩn tăng từ 75 - 80% trước đây lên 99,9%. Sáng kiến của ông đã được Hội Nông dân tỉnh Bình Định và Sở KH-CN Bình Định trao giải nhất tại hội thi “Sáng tạo nhà nông” tỉnh Bình Định; được Bộ NN-PTNT tặng bằng khen vì đã góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đặc biệt, ông Hòa còn được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba tại Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017, là một tấm gương quyết tâm làm giàu cho mình và cho quê hương đất nước, có ý chí vươn lên nắm lấy những hiểu biết mới về khoa học và công nghệ để lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Sản xuất thành công nhiều giống nấm mới

Ông Hòa cho biết, do điều kiện thời tiết, khí hậu ở miền Trung, việc trồng nấm của gia đình ông thường ngưng trệ trong mùa hè. Để khắc phục điều này, ông đã có sáng kiến đưa giống nấm bào ngư mới có tên Phượng Vĩ (giống nấm ưa nhiệt) vào sản xuất. Nhờ giống nấm thích hợp nên sản lượng và chất lượng nấm của gia đình ông đều tăng. Mỗi vụ, ông Hòa thu được 1,2 tấn nấm, với giá bán bình quân 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Hòa lãi ròng 30 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Hòa còn đưa giống nấm bào ngư (ký hiệu PN1) vào trại nấm gia đình trồng thử nghiệm thành công, sau đó nhân rộng giống nấm này lên hơn 20.000 bịch phôi/lứa và cho ra thành phẩm nấm sạch tiêu thụ trên thị trường. Theo ông Hòa, ưu điểm của giống nấm bào ngư PN1 là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt sinh trưởng và phát triển ở nhiều vụ trong năm. Năng suất giống nấm bào ngư PN1 ổn định, độ đồng đều cao, năng suất cao hơn các giống nấm bào ngư khác khoảng 20%.


Ông Hòa tâm sự: “Để có được những bước cải tiến đó, tôi đã phải đọc nhiều tài liệu sách, báo. Nhờ đó, mà tôi biết được giống nấm bào ngư PN1 ưa nhiệt để đưa vào sản xuất”.


Nhiệt tình chia sẻ “bí quyết” trồng nấm

Là một thành viên sinh hoạt tích cực trong Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất giỏi 14.10” của tỉnh Bình Định, ông Đỗ Đình Hòa luôn được các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh mời tham gia cộng tác hướng dẫn nghề trồng nấm. Ông rất nhiệt tình hướng dẫn tận tình học viên, nhất là ở khâu thực hành. Cơ sở sản xuất nấm của gia đình ông trở thành địa điểm thực hành tốt cho nhiều khóa học.

Ông Nguyễn Thái Vinh, Phó trưởng trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật H.Vĩnh Thạnh (Bình Định), giảng viên đào tạo nghề cho nông dân, chia sẻ học viên đến thực hành ở cơ sở nấm của ông Hòa đều làm tốt các khâu kỹ thuật do ông hướng dẫn. Nhiều học viên đã làm ra sản phẩm tốt sau học nghề.


Theo ĐÀO MINH TRUNG (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.