Nỗi lo cồng chiêng mất 'thiêng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

15 năm sau khi được UNESCO ghi danh, di sản văn hóa phi vật thể không gian văn hóa cồng chiêng vẫn còn đối mặt nhiều thử thách.

Nhà rông làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, H.Kbang, Gia Lai) trong hồ sơ di sản UNESCO - Ảnh: Tư liệu ông Bùi Trọng Hiền
Nhà rông làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, H.Kbang, Gia Lai) trong hồ sơ di sản UNESCO - Ảnh: Tư liệu ông Bùi Trọng Hiền


Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia) không khỏi tâm tư khi nhà rông làng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, H.Kbang, Gia Lai), nơi ghi hình tư liệu cồng chiêng Bahnar phục vụ cho hồ sơ trình UNESCO, bị mất chỗ. “Cuối năm 2017, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Di sản Sở VH-TT-DL Gia Lai, cho biết ngôi nhà trong hồ sơ UNESCO bị đẩy vào trong và thay thế bằng nhà rông văn hóa mái tôn rồi”, ông Hiền chia sẻ tại hội thảo về thực trạng công tác bảo vệ và quản lý phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng. Hội thảo do Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) tổ chức trong các ngày 12 - 13.4 tại TP.Kon Tum, nhân 15 năm di sản được UNESCO vinh danh.

Ông Hiền cho biết thêm một bên là già làng muốn giữ nguyên trạng nhà với không gian sân đất cổ truyền; bên kia là trưởng thôn muốn đặt “nhà rông văn hóa” bê tông vào trung tâm. “Chúng ta cam kết bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên ư? Điểm tựa linh thiêng của cồng chiêng làng Mơ Hra đã bị hành xử thô bạo như vậy đó!”, ông Hiền nói.


 

Nhà rông trong hồ sơ bị đẩy vào trong, nhường chỗ cho nhà rông văn hóa bằng bê tông -Ảnh: Tư liệu ông Bùi Trọng Hiền
Nhà rông trong hồ sơ bị đẩy vào trong, nhường chỗ cho nhà rông văn hóa bằng bê tông -Ảnh: Tư liệu ông Bùi Trọng Hiền


Nhà nghiên cứu văn hóa Tây nguyên - bà Linh Nga Niêkdam cho hay việc xây dựng nông thôn mới cũng gây ra bất cập cho bảo tồn không gian văn hóa. “Tiêu chí “có nhà văn hóa đạt chuẩn” đã khiến một số nhà rông ở một số vùng Tây nguyên phải nhường chỗ cho nhà văn hóa xây gạch, chỉ có một công năng làng dùng đến lúc hội họp”, bà phân tích. Cũng theo bà Linh Nga Niêkdam, việc truyền dạy cồng chiêng ở Tây nguyên, dẫu là tự phát hay có kinh phí nhà nước, thực chất phần lớn chỉ để tham gia các liên hoan văn hóa cồng chiêng được địa phương tổ chức và để phục vụ khách du lịch, khi có đơn vị nào đó thuê. “Nó không phục vụ đích thực cho đời sống tinh thần của cộng đồng, như đã từng từ thuở xa xôi”, bà nói.

Du lịch cộng đồng đáng lẽ là một hướng để có thể phát huy không gian văn hóa cồng chiêng nhưng cũng chưa ổn. “Đa số cảnh quan thiên nhiên đều nằm trong tay công ty du lịch. Khi du khách có nhu cầu thưởng thức văn hóa bản địa, họ thuê các nhóm nghệ nhân cư trú cận kề hoặc đã có thâm niên biểu diễn, trả thù lao. Việc cộng đồng dân cư tổ chức khai thác và hưởng lợi ở 5 tỉnh Tây nguyên chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay”, bà Linh Nga phân tích.

Trong khi đó, ông Bùi Trọng Hiền đề nghị cần nghiên cứu biên chế các dàn cồng chiêng cũng như đo đạc chính xác mẫu thang âm của nó. “Hiện tượng sử dụng bộ chiêng cải tiến theo hệ bình quân Do, Re, Mi... cùng thẩm mỹ nhạc mới là nguy cơ cao khiến các thang âm cổ truyền có thể mất vĩnh viễn theo sự ra đi của lớp nghệ nhân già cuối cùng. Khi bảo tồn được mẫu các thang âm cồng chiêng, việc hiệu chỉnh lại các bộ chiêng sai tiếng hay bộ chiêng mới là điều hoàn toàn có thể làm được”, ông Hiền cho biết.

Trinh Nguyễn (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null