Nối dài hành trình của tà áo dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phát động khiến cho hàng ngàn chiếc áo dài được nối dài hành trình, tiếp tục viết nên những câu chuyện san sẻ đầy tình người.

Những chiếc áo dài để lâu trong tủ bỗng một ngày được nâng niu trở lại, có một đời sống mới với chủ nhân mới. Gần 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục, cô Nguyễn Thị Hoan-Giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) có một gia tài nho nhỏ là tủ áo dài đi dạy.

Áo dài là trang phục cô Hoan yêu thích mỗi khi đến trường, đến lớp. Yêu quý, nâng niu từng tà áo, nhưng để trang phục tiếp tục hành trình của mình, nữ giáo viên sắp tuổi hưu đã trao 8 bộ cho chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương”.

Giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) trao tặng những bộ áo dài cũ với thông điệp san sẻ yêu thương (ảnh nhân vật cung cấp).

Giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) trao tặng những bộ áo dài cũ với thông điệp san sẻ yêu thương (ảnh nhân vật cung cấp).

Cô Hoan nhớ lại những ngày mới chân ướt chân ráo bước vào nghề “gõ đầu trẻ” đầy thiếu thốn, kể cả một bộ áo dài tươm tất để đứng trên bục giảng. Vậy nên, những bộ áo dài cũ được cô giữ lại, nâng niu cất vào tủ và nhiều lên theo tháng năm.

Cô Hoan chia sẻ: “Giống như mình trước đây, không phải ai cũng có điều kiện, dễ dàng mua hoặc may được bộ áo dài. Vì vậy, tôi muốn san sẻ một chút cho những chị em còn khó khăn. Có những bộ tôi rất thích nên mặc nhiều lần, có những bộ còn mới nguyên vì chật.

Nhưng áo dài dù cũ hay mới vẫn thời trang, tôn vinh vóc dáng mềm mại, nữ tính của người phụ nữ. Tôi hy vọng những bộ áo được trao tặng sẽ vừa với ai đó và các chị có được niềm vui khi tiếp nhận món quà”.

Trong đợt phát động trao tặng áo dài dịp 8-3 vừa qua, huyện Ia Grai là đơn vị có số lượng áo dài trao tặng nhiều nhất tỉnh với 700 bộ. Trong đó, Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Kim Đồng ủng hộ nhiều nhất huyện với 76 bộ.

Cô Đinh Xuân Nhung-Chủ tịch Công đoàn nhà trường-cho biết: “Trường có 31 nữ giáo viên và đều tích cực ủng hộ chương trình. Áo được các cô phân loại, gấp xếp cẩn thận, gọn gàng để gửi đi như một món quà kèm thông điệp yêu thương của các nhà giáo gửi đến các chị em”.

Hội viên phụ nữ làng Bruk Ngol (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chọn lựa trang phục tại “Phiên chợ áo dài 0 đồng” (ảnh nhân vật cung cấp)

Hội viên phụ nữ làng Bruk Ngol (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chọn lựa trang phục tại “Phiên chợ áo dài 0 đồng” (ảnh nhân vật cung cấp)

Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” do Hội LHPN tỉnh phát động từ tháng 1 đến 10-2024, khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ quyên góp, trao tặng những bộ áo dài cũ còn sử dụng được hoặc vải may áo dài cho các trường hợp khó khăn.

Tổng kết đợt 1 chương trình, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã quyên tặng 2.680 bộ áo dài cũ, vải may áo dài. Các đơn vị quyên tặng nhiều nhất trong đợt này như: huyện Ia Grai (700 bộ), TP. Pleiku (330 bộ), huyện Kbang (290 bộ)...

Từ những tấm áo được gửi gắm, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều hình thức trao tặng để gia tăng ý nghĩa, bởi “của cho không bằng cách cho”. Trong đó, Hội LHPN huyện Đức Cơ phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức “Gian hàng 0 đồng” với phương châm “Ai thừa đến cho-Ai thiếu đến nhận”.

135 bộ áo dài do hội viên phụ nữ trong huyện quyên tặng được treo trên kệ với đủ màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng để chị em ngắm nhìn và lựa chọn cho mình tà áo phù hợp.

Tương tự, “Phiên chợ áo dài 0 đồng” cũng được Hội LHPN phường Yên Thế (TP. Pleiku) tổ chức tại Nhà văn hóa làng Bruk Ngol. 104 bộ áo dài được phân loại, xếp trên các các gian hàng để chị em lựa chọn. Những chị em người Bahnar, Jrai lúc đầu có phần bỡ ngỡ, nhưng sau đó cũng chọn cho mình bộ trang phục phù hợp.

Chị Ksor Anh (làng Bruk Ngol) hào hứng chia sẻ: “Phường tổ chức tặng áo dài theo hình thức phiên chợ khiến ai cũng háo hức. Tùy vào cân nặng, chiều cao, các chị lựa chọn cho mình bộ áo phù hợp. Mình năm nay 20 tuổi và lần đầu tiên sở hữu một bộ áo dài nên hạnh phúc thật khó tả. Mình cảm thấy rất xinh khi mặc trang phục truyền thống của phụ nữ Việt.

Ngoài đội văn nghệ thì nhiều chị em trong làng cũng lần đầu tiên mặc áo dài nên vui lắm. Chương trình giúp nhiều chị em hoàn cảnh còn khó khăn có được bộ áo dài để mặc vào những ngày ý nghĩa”.

Chị Ksor Anh cho biết thêm, hội viên phụ nữ làng Bruk Ngol thường mặc trang phục truyền thống Jrai, Bahnar trong các ngày lễ, Tết. Tham gia phong trào phụ nữ có nhiều dịp cần áo dài như đồng diễn dân vũ, tọa đàm, đại hội, nhiều chị em không có. Bản thân chị còn là thành viên đội văn nghệ, dân vũ của Chi hội nên vẫn mong muốn có một bộ áo dài để tham gia các hoạt động, phong trào chung của phụ nữ.

Chị Vũ Thị Sim-Chủ tịch Hội LHPN phường Yên Thế-chia sẻ: “Hình thức trao tặng này giúp chị em người dân tộc thiểu số trực tiếp cảm nhận màu sắc, chất liệu, sự mềm mại của từng bộ áo dài. Không khí của “phiên chợ” vui lắm, chị em chọn áo và hào hứng mặc vào, ngắm nghía, chụp hình, chia sẻ cho nhau những hình ảnh đẹp và rất xúc động. Nhiều chị lần đầu mặc áo dài rất thích và muốn có thêm 1 bộ cho con gái, cháu gái.

Chương trình tặng áo dài không chỉ mang ý nghĩa trao yêu thương, san sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ mà góp phần lan tỏa rộng rãi giá trị của trang phục dân tộc. Phụ nữ chúng tôi rất tự hào khi lưu giữ giá trị ấy qua thời gian”.

Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” kéo dài đến ngày 20-10. Những bộ áo dài cũ nhưng vẫn minh chứng giá trị, sức hút và sức sống mãnh liệt trước những thách thức của thời gian và ngành thời trang phát triển mạnh mẽ. Tặng áo dài không chỉ nối dài hành trình cho tà áo, mà còn nhân rộng, lan tỏa giá trị vượt thời gian của di sản văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.