Nobel Vật lý 2024 vinh danh 2 nhà nghiên cứu mạng thần kinh nhân tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai nhà khoa học John J. Hopfield và Geoffrey E. Hinton đã được xướng tên tại lễ công bố giải Nobel Vật lý 2024 hôm 8-10.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, hai nhà khoa học John J. Hopfield và Geoffrey E. Hinton được trao tặng giải Nobel Vật lý 2024 “cho những khám phá và phát minh cơ bản cho phép học máy với mạng nơ-ron nhân tạo".

Hai nhà khoa học John J. Hopfield (trái) và Geoffrey E. Hinton được vinh danh tại lễ công bố Nobel Vật lý 2024 - Ảnh: THE NOBEL PRIZE
Hai nhà khoa học John J. Hopfield (trái) và Geoffrey E. Hinton được vinh danh tại lễ công bố Nobel Vật lý 2024 - Ảnh: THE NOBEL PRIZE

Mạng nơ-ron nhân tạo, hay còn được gọi là mạng thần kinh nhân tạo, là một mô hình toán học được xây dựng dựa trên mạng lưới thần kinh sinh học, hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Ông John J. Hopfield (sinh năm 1933) hiện là giáo sư tại Đại học Princeton (Mỹ); trong khi ông Geoffrey E. Hinton (sinh năm 1947) là giáo sư danh dự về khoa học máy tính tại Đại học Toronto (Canada).

Giải Nobel được sáng lập bởi nhà hóa học - kỹ nghệ - sáng chế người Thụy Điển Alfred Nobel, với lễ trao giải đầu tiên được tổ chức năm 1901.

Năm 2024 là lần thứ 118 giải Nobel Vật lý được trao tặng.

Những người đoạt giải sẽ chia nhau khoản tiền thưởng 11 triệu kronor Thụy Điển (hơn 26,4 tỉ đồng).

Trước đó vào hôm 7-10, Giải Nobel Y sinh 2024 đã vinh danh 2 nhà sinh học phân tử người Mỹ Victor Ambros và Gary Ruvkun vì đã khám phá ra microRNA và vai trò của nó trong quá trình điều hòa gien sau phiên mã.

Tiếp nối giải Nobel Y sinh và Nobel Vật lý sẽ là giải Nobel Hóa học (công bố ngày 9-10), Nobel Văn học (ngày 10-10), Nobel Hòa bình (ngày 11-10) và Nobel Kinh tế (ngày 14-10).

Theo Anh Thư (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Sản xuất phẩm màu tự nhiên từ bọ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

(GLO)- Màu tự nhiên được tạo nên từ các loại hoa, lá, gia vị, rất được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết, rệp son cũng có thể tạo ra màu thực phẩm an toàn và đẹp mắt. Mới đây, một công ty tại Mỹ đã thành công tạo ra màu đỏ tự nhiên từ loài bọ sống ở Nam Mỹ này.

Hơn 300 nhà khoa học Việt cùng ngồi bàn cách đổi mới sáng tạo vì giao thông bền vững

Hơn 300 nhà khoa học Việt cùng ngồi bàn cách đổi mới sáng tạo vì giao thông bền vững

Ngày 17/5, hơn 300 nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải trên toàn quốc về dự Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ VI do Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM (UTH) tổ chức với chủ đề “Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải – CTST 2025”.