Giải Nobel Y sinh gọi tên nghiên cứu microRNA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giải thưởng Nobel về Y sinh năm 2024 đã được trao cho hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun vì phát hiện ra microRNA và vai trò của nó trong quá trình điều hòa gien sau phiên mã.

Hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun đã khám phá ra microRNA - một loại phân tử RNA nhỏ mới đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa gien, đã vinh dự đạt giải thưởng Nobel Y sinh 2024.

Trước đó, MicroRNA và cơ chế điều hòa gien của chúng chưa từng được biết đến. Ông Victor Ambros và ông Gary Ruvkun là hai nhà khoa học đầu tiên phát hiện MicroRNA vào năm 1993, theo The Nobel Prize đăng tải trên X.

Hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun nhận giải Nobel Y sinh năm 2024
Hai nhà khoa học Victor Ambros và Gary Ruvkun nhận giải Nobel Y sinh năm 2024

Theo The Nobel Prize, các tế bào và mô không phát triển bình thường nếu không có microRNA. Sự điều hòa bất thường có thể góp phần gây ung thư và đột biến ở các gien mã hóa microRNA đã được tìm thấy ở người, gây ra các tình trạng như mất thính lực bẩm sinh, rối loạn mắt và xương.

Theo Reuters dẫn lại phát biểu của Hội đồng Nobel cho biết nghiên cứu mang tính đột phá của hai nhà khoa học Victor Ambros và ông Gary Ruvkun đã tiết lộ một nguyên lý hoàn toàn mới về điều hòa gien. Nguyên lý này rất cần thiết cho các sinh vật đa bào, bao gồm cả con người.

"Hiện nay, người ta biết rằng bộ gien của con người mã hóa cho hơn 1.000 microRNA. Khám phá đáng ngạc nhiên của họ đã tiết lộ một chiều hướng hoàn toàn mới về điều hòa gien. MicroRNA đang chứng minh được tầm quan trọng cơ bản đối với cách các sinh vật phát triển và hoạt động", theo Hội đồng Nobel.

Ông Victor Ambros sinh năm 1953 tại Hanover thuộc tiểu bang New Hampshire (Mỹ). Ông Ambros nhận bằng tiến sĩ từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT-Mỹ) vào năm 1979. Ông trở thành nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard (Mỹ) vào năm 1985. Từ năm 1992 - 2007, ông Ambros là giáo sư tại Trường Y khoa Dartmouth (Mỹ) và hiện là giáo sư tại Trường Y khoa Đại học Massachusetts.

Ông Gary Ruvkun sinh ra tại Berkeley thuộc tiểu bang California (Mỹ) vào năm 1952. Ông nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Harvard vào năm 1982. Ông trở thành nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard vào năm 1985.

Giải Nobel Y sinh năm 2023 đã được trao cho 2 nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và bác sĩ người Mỹ Drew Weissman, với nghiên cứu công nghệ vắc xin mRNA ngừa Covid-19. Kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học trên đã tạo nền tảng cho sự ra đời trong thời gian nhanh kỷ lục của vắc xin công nghệ mRNA, giúp đẩy lùi Covid-19, cứu sống hàng tỉ người trong thảm họa sức khỏe tồi tệ nhất hành tinh trong nhiều thập niên năm qua.

Tính đến nay, có 115 giải thưởng Nobel Y sinh được trao. Người trẻ nhất từng nhận giải thưởng Nobel Y sinh là nhà khoa học Frederick Banting hồi 31 tuổi, vì phát hiện ra insulin. Trong khi, người lớn tuổi nhất từng nhận giải thưởng Nobel Y sinh là ông Peyton Rous hồi 87 tuổi, vì phát hiện ra vi rút gây khối u.

Quá trình công bố giải thưởng Nobel năm 2024 bắt đầu từ ngày 7-14.10, sẽ tiếp tục vinh danh những bộ óc khoa học xuất sắc nhất. Người đạt giải sẽ nhận được huy chương, giấy chứng nhận và tiền thưởng lên đến 11 triệu krona Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD), theo Reuters. Sau lễ công bố giải Nobel Y sinh hôm nay 7.10 tại Stockholm (Thụy Điển), các giải thưởng sẽ lần lượt được trao cho các lĩnh vực Vật lý (ngày 8.10), Hóa học (ngày 9.10), Văn học (ngày 10.10), Hòa bình (ngày 11.10) và Kinh tế (ngày 14.10).

Theo Trí Đỗ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

(BĐ) - Chiều 29.6, GS Duncan Handale (ĐH Princeton, Mỹ), người từng đoạt Giải Nobel Vật lý năm 2016, đã có mặt tại Bình Định để dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử - sự kiện do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp với Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

(BĐ) - Ngày 29.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn) phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khai mạc Hội nghị quốc tế Từ Mê Kông đến đại dương - kết nối thế hệ trẻ của các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Hội thảo khoa học: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam

Hội thảo khoa học: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam

Sáng 26.6, tại tỉnh Hưng Yên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam”.
null