9 nhà khoa học Việt Nam lọt tốp 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024.
5 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng có tầm ảnh hưởng thế giới. (Nguồn: Báo Chính phủ)

5 nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng có tầm ảnh hưởng thế giới. (Nguồn: Báo Chính phủ)

Nhà xuất bản Elsevier mới đây đã công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ).

Theo danh sách xếp hạng, Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024.

Trong số này, Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 nhà khoa học nằm trong danh sách của Nhà xuất bản Elsevier với 2 nhà khoa học thuộc nhóm 10.000 thế giới và 3 nhà khoa học thuộc nhóm 100.000 thế giới.

Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới là:

1. Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức (Trường Đại học Công nghệ - xếp hạng 7.704 thế giới và xếp thứ 78 theo lĩnh vực Engineering);

2. Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn (Viện Công nghệ Thông tin - xếp hạng 6.436 thế giới và xếp thứ 303 theo lĩnh vực Information and Communication Technologies). Đây là các nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong 6 năm liên tiếp từ năm 2019 đến nay.

Các nhà khoa học khác của Việt Nam nằm trong nhóm 10.000 gồm:

1. Giáo sư-Tiến sỹ Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội);

2. Giáo sư Võ Xuân Vinh (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

3. Tiến sỹ Nguyễn Phúc Cảnh (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh);

4. Tiến sỹ Trần Nguyễn Hải (Trường Đại học Duy Tân);

5. Tiến sỹ Hoàng Nhật Đức (Trường Đại học Duy Tân);

6. Phó Giáo sư-Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn (Trường Đại học Đông Á);

7. Tiến sỹ Phạm Thái Bình (Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải).

Mở rộng danh sách xếp hạng trong top 100.000, năm 2024 Việt Nam có 60 nhà khoa học, tăng 13 người so với năm ngoái, trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có ba nhà khoa học thuộc Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội là: Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Đức Khương (lĩnh vực Economics and Bussiness - xếp hạng 32.439 thế giới), Tiến sỹ Chu Đình Tới (lĩnh vực Clinical Medicine - xếp hạng 28.314 thế giới), Tiến sỹ Nguyễn Việt Cường (lĩnh vực Economics and Bussiness - xếp hạng 42.130 thế giới).

Việc xếp hạng năm nay không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus).

Đồng thời, đánh giá bằng nhiều tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính...

Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

(BĐ) - Sáng 30.6, gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới dự khai mạc Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử, do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức.
Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

(BĐ) - Ngày 29.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn) phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khai mạc Hội nghị quốc tế Từ Mê Kông đến đại dương - kết nối thế hệ trẻ của các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

null