Nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 30-12-2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1750/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.
Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn.

Phát triển kinh tế xanh, hiện đại, bản sắc

Theo quy hoạch đến năm 2030, Gia Lai nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia; đồng thời là tỉnh tiên phong trong vùng về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Tỉnh sẽ hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa tỉnh Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên. Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống bình yên cho người dân.

Giai đoạn này, tỉnh đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9,57%/năm; tỷ trọng kinh tế số so với GRDP khoảng 30%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 133 triệu đồng, tương đương 5.500 USD; cơ cấu kinh tế đến năm 2030: ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 26,62%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 28,94%, ngành dịch vụ chiếm 39,84% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,6%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% trở lên; nhu cầu huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2021-2030 khoảng 550 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 22 tỷ USD; tỷ lệ đầu tư trên GRDP bình quân khoảng 31,5%/năm; phấn đấu mức thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 đạt trên 12.800 tỷ đồng; đạt 4,2 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh; tổng doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 5.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đến năm 2030, Gia Lai phấn đấu có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%, trong đó lao động qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 25%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 77,5%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1-2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm khoảng 3%; đạt trên 30 giường bệnh/1 vạn dân; 85% di tích đã xếp hạng được tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị; phấn đấu ít nhất 80% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương; trên 82% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu...

Thành phố Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Thành phố Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, điểm đến sinh thái, khác biệt và độc đáo, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa. Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là chủ đạo dựa trên 3 trụ cột phát triển là nông nghiệp tiên tiến, sạch và ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ và du lịch sinh thái; công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường gắn với nông nghiệp. Về xã hội, tỉnh Gia Lai mang đặc trưng vùng sinh thái nhân văn cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng. Xây dựng cộng đồng có lối sống xanh, lấy con người làm trung tâm, nâng cao tri thức cộng đồng, chất lượng nguồn nhân lực. Môi trường sinh thái tỉnh xanh hơn, bền vững hơn với khả năng phục hồi và thích ứng biến đổi khí hậu. Gia Lai kết nối với sự phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông gắn dịch vụ vận tải; hạ tầng công nghệ số liên thông với hạ tầng số quốc gia. Hệ thống đô thị phát triển hiện đại liên kết với khu vực nông thôn, người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ, tiện ích xã hội.

Đáng chú ý là theo quy hoạch, Gia Lai sẽ có 2 tuyến cao tốc đi qua gồm: cao tốc Pleiku-Quy Nhơn dài 104 km; còn cao tốc Bắc Nam phía Tây, đoạn qua Gia Lai dài 97 km (Ngọc Hồi, Kon Tum đi Pleiku và Pleiku đi Buôn Ma Thuột, Đak Lak). Ngoài ra, sẽ xây dựng tuyến đường sắt từ Đà Nẵng đi các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum-Gia Lai-Đak Lak-Đak Nông) tới tỉnh Bình Phước dài 550 km (theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).

Tận dụng các ưu thế

Nằm tại khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, Gia Lai là đầu mối kết nối hàng hóa, du lịch, dựa trên các dịch vụ về thương mại, du lịch cửa khẩu, logistics, kho bãi, sản xuất nông cụ, chế biến nông-lâm sản và trao đổi văn hóa, triển lãm quốc tế. Trên cơ sở đó, Gia Lai phát triển cấu trúc không gian theo mô hình: 1 tâm-2 cửa ngõ-3 hành lang kinh tế; có 4 tiểu vùng sinh thái-kinh tế. Trong đó, phát triển TP. Pleiku và phụ cận là địa bàn trọng điểm; 2 cửa ngõ quốc tế gồm Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và Cảng Hàng không Pleiku; 3 hành lang kinh tế gồm: hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh (gắn với quốc lộ 14); hành lang kinh tế Đông-Tây (gắn với quốc lộ 19); hành lang kinh tế quốc lộ 25. Còn trong 4 tiểu vùng sinh thái-kinh tế, vùng 1 gồm TP. Pleiku-đô thị Chư Sê-Đak Đoa-Chư Păh là trung tâm thương mại tổng hợp của vùng Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia; vùng 2 là Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh-khu vực tập trung các hoạt động công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất-nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu giữa khu vực Đông Bắc Campuchia với khu vực Tây Nguyên và cảng biển Quy Nhơn; vùng 3 gồm thị xã An Khê-thị trấn Kbang là vùng đệm sinh thái lâm nghiệp, trung tâm du lịch văn hóa và sinh thái của tỉnh; vùng 4 gồm thị xã Ayun Pa-Phú Thiện-Krông Pa là trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Một góc trung tâm Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Hà Duy

Một góc trung tâm Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Hà Duy

Quy hoạch cũng đề ra phương hướng phát triển cụ thể từng ngành dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong đó, ngành nông nghiệp phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế dựa trên nền tảng của công nghiệp chế biến hiện đại và các dịch vụ hậu cần tiên tiến. Tăng tỷ trọng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ. Hình thành nhiều chuỗi giá trị nông sản gắn với sàn giao dịch điện tử thương mại quốc gia, quốc tế. Phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, khép kín, ứng dụng công nghệ cao, chủ động phòng-chống dịch bệnh.

Ngành công nghiệp của Gia Lai sẽ phát triển theo hướng xanh, tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Đưa tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm công nghiệp chế biến nông-lâm sản của khu vực Tây Nguyên và Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia; là trung tâm năng lượng sạch của quốc gia, một hình mẫu về phát triển năng lượng tái tạo. Ngành thương mại-dịch vụ phát triển trên cơ sở tăng cường liên kết kinh tế chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, các vùng kinh tế trọng điểm và quốc tế. Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh là trung tâm xuất-nhập khẩu và thương mại biên giới. Đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm kết nối, mở rộng quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, nhất là các sản phẩm OCOP.

Gia Lai phấn đấu trở thành trung tâm du lịch về nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể lực, thể dục thể thao; hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đặc trưng văn hóa dân tộc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chính như: du lịch nghỉ dưỡng-chữa bệnh-chăm sóc sức khỏe-thể thao; du lịch sinh thái-mạo hiểm; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch văn hóa-di tích lịch sử, du lịch văn hóa tín ngưỡng...

Huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Theo Quy hoạch được phê duyệt, nhu cầu huy động vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 khoảng 550 ngàn tỷ đồng, tương đương 22 tỷ USD. Theo đó, Gia Lai sẽ triển khai các hoạt động huy động vốn đầu tư, gồm Trung ương hỗ trợ thông qua các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn hỗ trợ khác để huy động vốn cho đầu tư phát triển; huy động nguồn vốn từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện cơ chế công tư kết hợp (PPP) dưới các hình thức khác nhau; đẩy mạnh huy động vốn từ các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn; khai thác khả năng huy động vốn của các hộ gia đình, dân cư và các kiều bào; huy động vốn ngoài nước.

Quốc lộ 19-đoạn qua huyện Mang Yang. Ảnh: Phạm Quý

Quốc lộ 19-đoạn qua huyện Mang Yang. Ảnh: Phạm Quý

Cùng với đó, Gia Lai cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng bằng việc đổi mới cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với các chuyên gia trình độ cao ở các lĩnh vực ưu tiên và đội ngũ cán bộ, công chức có tâm, có tài ở các cấp; thu hút đầu tư, xã hội hóa các cơ sở đào tạo nghề và kết nối doanh nghiệp; ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo; khuyến khích liên kết đào tạo nhân lực cho 2 nước láng giềng Lào, Campuchia. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực tốt. Chủ động liên kết, hợp tác trao đổi nguồn nhân lực với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng bằng các hình thức hợp tác, liên kết, liên thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế:“Gia Lai có đủ tiềm năng, lợi thế nổi trội, khác biệt để phát triển nhanh và bền vững. Quy hoạch là công cụ cần thiết để hoạch định, quản lý, điều hành thống nhất, xuyên suốt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngành, lĩnh vực, cũng như phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh. Quy hoạch với tầm nhìn dài hạn sẽ mở ra những cơ hội và không gian phát triển mới cho tỉnh dựa trên tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo và cầu thị của Đảng bộ, chính quyền và khát khao vươn lên của Nhân dân Gia Lai”.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.