Nổ lớn ở Crimea, nghi 'rồng lửa' S-400 của Nga bị tấn công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một vụ nổ lớn đã được ghi nhận ở bán đảo Crimea, có khả năng hệ thống phòng không S-400 của Nga bị tấn công, theo Defense Express.

Theo các chuyên gia từ Dự án Cyberboroshno của Ukraine, vụ nổ xảy ra gần Kurhanne ở thành phố Simferopol thuộc bán đảo Crimea hôm 29/11. Các nhà phân tích quân sự cho rằng vụ nổ có thể liên quan đến một hệ thống tên lửa đất đối không của Nga trong khu vực.

"Gần địa điểm xảy ra vụ nổ là vị trí hệ thống phòng không S-400 đã từng được Nga thiết lập", Cyberboroshno đưa tin.

Hình ảnh của vụ nổ gần Kurhanne, thành phố Simferopol. Ảnh: Defense Express
Hình ảnh của vụ nổ gần Kurhanne, thành phố Simferopol. Ảnh: Defense Express

Hình ảnh từ vụ nổ có nhiều điểm tương đồng với những trường hợp hệ thống tên lửa S-300 hoặc S-400 của Nga bị phá huỷ trước đây. Gần đây nhất, vào tháng 8/2023, Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine cho biết một bệ phóng S-400 của Nga đã bị phá hủy ở Crimea, hình ảnh này được một máy bay trinh sát không người lái Ukraine ghi lại.

Hiện, Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận về các thông tin trên.

Trước đó, có thông tin cho biết nhóm Atesh của Ukraine đã phát hiện và tiết lộ vị trí mới của hệ thống phòng không S-400 và kho chứa tên lửa ở quận Saky, gần Yevpatoria.

S-400 được xem là một trong những hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới, có khả năng đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách xa, bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. S-400 cũng có thể tấn công bất kỳ mục tiêu trên không nào khác trong môi trường tác chiến điện tử.

Một khẩu đội S-400 bao gồm hệ thống chỉ huy và kiểm soát, một radar giám sát, một radar tham chiến và bốn đơn vị phóng TEL (Transporter Erector Launcher). S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và bắn hạ 36 mục tiêu cùng lúc.

Tên lửa được tích hợp cho hệ thống này bao gồm: 48N6DM (48N6E3) có trọng lượng 1,8 tấn trong đó đầu đạn nặng 180 kg. Với hệ thống đẩy mạnh mẽ, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không trong phạm vi 250km. Trong khi đó, tên lửa 40N6 có tầm bắn 400 km và sử dụng radar chủ động dẫn đường để đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách rất xa.

Theo Quỳnh Như (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.