Những ý tưởng khởi nghiệp độc đáo ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” do Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức đã hoàn thành vòng 2 với 5 ý tưởng lọt vào chung kết. Đây là những ý tưởng khởi nghiệp khá độc đáo, phù hợp với tình hình hiện tại và nhất là hoàn toàn khả thi.


Từ hệ thống trồng rau thủy canh

Theo thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật, 55% loại rau bán trên thị trường có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Rõ ràng, nhu cầu sử dụng rau sạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân là rất lớn. “Sản phẩm có tên gọi hệ thống rau thủy canh ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về rau sạch cho người tiêu dùng mà còn cải thiện môi trường sống xung quanh. Qua tìm hiểu, tôi thấy tỉnh nhà chưa có mô hình kinh doanh rau thủy canh nào nên tôi đã tìm tòi nghiên cứu và mạnh dạn bắt tay vào thực hiện dự án rau sạch theo hệ thống thủy canh tại địa điểm 113/2/11 Tô Vĩnh Diện và 90 Tô Vĩnh Diện, TP. Pleiku”-chị Nguyễn Thị Kim Anh cho biết.

 

 Chu Thị Hồng Quyên đang thuyết trình ý tưởng khởi nghiệp của mình. Ảnh: H.D
Chu Thị Hồng Quyên thuyết trình ý tưởng khởi nghiệp của mình. Ảnh: H.D

Theo chị Kim Anh, trồng rau thủy canh là phương pháp công nghệ cao, cây trồng không cần đất nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây dưới dạng hòa tan trong nước. Rễ cây được bao bọc bởi 1 giá thể xơ dừa. Ống dẫn nhựa chuyên dụng và các ống nối trong hệ thống với điều kiện đảm bảo sao cho dung dịch dinh dưỡng nuôi rau, từ khi vào sẽ chạy dọc suốt chiều dài của ống trong hệ thống đến từng cây rồi hồi lưu trở về thùng chứa. Hệ thống đóng mở tự động đưa nước giữa máy bơm và hệ thống dẫn nước, đồng hồ hẹn giờ điều chỉnh thời gian số lần bơm trong ngày. Dung dịch thủy canh cung cấp dinh dưỡng giúp cây phát triển tối ưu trong môi trường gồm 3 nguyên tố chính: natri, canxi, magiê và các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt. Các nguyên tố này đã được kiểm chứng về mặt khoa học, hoàn toàn không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu.

“Tôi dự đoán thời gian tới sản phẩm rau sạch thủy canh sẽ có mặt trong bữa ăn hàng ngày của 8-10% dân số tỉnh nhà. Hiện tại, phương pháp trồng rau thủy canh đang ở giai đoạn phát triển đầu tiên với thị trường Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng. Tôi tự tin vào lợi thế của người đi tiên phong”-chị Kim Anh tự tin khẳng định.

Đến quán cà phê thời hội nhập

Đây là ý tưởng khởi nghiệp của đôi bạn Bùi Quang Bình (giáo viên tiếng Anh tại TP. Pleiku) và Chu Thị Hồng Quyên (cử nhân Luật, trú tại huyện Đak Đoa). “Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, giới trẻ Việt Nam không thua kém giới trẻ thế giới về sự cần cù và thông minh. Tuy nhiên, họ bị hạn chế hơn về ngoại ngữ và kỹ năng. Nhằm góp phần tăng cường kỹ năng cho giới trẻ Pleiku, chúng tôi mạnh dạn xây dựng dự án khởi nghiệp: Quán cà phê thời hội nhập. Chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ để uống nước tại quán, các bạn trẻ có thể tham gia miễn phí các hoạt động như: câu lạc bộ tiếng Anh, hội thảo chia sẻ bí quyết học tập, game-show giải trí, khóa học kỹ năng mềm, thực hành kỹ năng sống, giao lưu với doanh nhân”-anh Bùi Quang Bình chia sẻ.

Hiện nay, tại TP. Pleiku có 7 trung tâm ngoại ngữ cùng với các trung tâm gia sư, lớp học thêm... góp phần giúp giới trẻ bắt kịp với trình độ tiếng Anh ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, hầu hết các bạn còn thiếu môi trường giao lưu, thực hành. Chương trình học trên lớp thường khô cứng, ít tạo cảm hứng cho người học, ít có các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh. Bên cạnh đó, nhiều bạn rất thích giao tiếp với người nước ngoài nhưng hạn chế về kinh tế, không thể theo học tại các trung tâm ngoại ngữ có người nước ngoài. Chưa kể Pleiku chưa có nhiều khách du lịch quốc tế nên không có cơ hội tiếp xúc ở các địa điểm công cộng.

“Quán cà phê thời hội nhập ra đời sẽ là nơi rèn luyện tiếng Anh và kỹ năng cho giới trẻ Pleiku với giá rẻ, chương trình đa dạng, thường xuyên, không nặng về dạy học mà thiên về ứng dụng thực tế, tạo hứng thú... chắc chắn sẽ thỏa mãn được nhu cầu của các bạn trẻ, góp phần thu hút khách du lịch đến với Gia Lai”-anh Bùi Quang Bình tin tưởng.

 Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.