Những phụ nữ xuất chúng bị 'lịch sử lãng quên'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trang National Geographic liệt kê những phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và thám hiểm ít nổi tiếng trên truyền thông nhưng để lại những đóng góp to lớn.
Mitchell tìm thấy một sao chổi sau này được đặt theo tên bà - Ảnh: GETTY IMAGES
Mitchell tìm thấy một sao chổi sau này được đặt theo tên bà - Ảnh: GETTY IMAGES
Trong bài viết, trang National Geographic cũng đặt câu hỏi: "Vì sao lịch sử lãng quên những nhân vật này?".
Nhà nữ thiên văn học đầu tiên
Maria Mitchell (1818 - 1889) là nhà nữ thiên văn học tài năng người Mỹ.
Đầu thế kỷ 19, người dân ở Nantucket, bang Massachusetts (Mỹ) thường đặt những chiếc kính thiên văn lớn để theo dõi thuyền bè. Cô gái trẻ Maria Mitchell đã tò mò dùng những chiếc kính này quan sát vị trí các chòm sao và tìm mối liên kết với các hiện tượng khí tượng thủy văn, đem lại ích lợi cho người đi biển.
Đến năm 1847, cô cùng cha mình thiết kế một đài quan sát nghiệp dư để thỏa đam mê vũ trụ. Tối 1-10-1847, Mitchell - khi đó 29 tuổi - tình cờ quan sát được một ngôi sao có hình dáng lạ và đặt tên là sao chổi 1847 VI. Để tri ân bà, ngôi sao còn được giới thiên văn gọi là "sao chổi Mitchell".
Năm 1865, bà đảm nhận vị trí chuyên gia nghiên cứu vũ trụ tại Trường Vassar College, trở thành nhà nữ thiên văn học chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Với những đóng góp của mình, năm 1848, bà được vua Frederick VII (Đan Mạch) trao tặng huân chương vàng có khắc dòng chữ "Non Frustra Signorum Obitus Speculamur et Ortus", nghĩa là "Quan sát những vì sao mọc rồi lặn không phải là điều vô nghĩa".
Rong ruổi khắp Nam Mỹ bằng ngựa
Nhà thám hiểm Harriet Chalmers Adams - Ảnh: GETTY IMAGES
Nhà thám hiểm Harriet Chalmers Adams - Ảnh: GETTY IMAGES
Sau khi kết hôn năm 24 tuổi, nhà thám hiểm người Mỹ Harriet Chalmers Adams (1875-1937) bắt đầu lên đường theo đuổi những chuyến khám phá thiên nhiên. Bà cùng chồng đi ngựa đến gần như mọi vùng đất ở Mỹ La tinh với tổng quãng đường hơn 64.000km.
Dấu chân của hai vợ chồng cũng đặt trên nhiều nơi khác trên thế giới như châu Á, châu Phi. Bà cũng vinh dự được là khách đặc biệt trong buổi lễ đăng quang của đức vua Haile Selassie ở Ethiopia.
Với nhiều tư liệu trong những chuyến thám hiểm, bà thường viết báo hoặc tổ chức các buổi diễn thuyết về thiên nhiên và môi trường. Trong Thế chiến thứ nhất, bà được xem là nữ phóng viên đầu tiên có thể vào chiến hào của quân đội Pháp.
Năm 1937, bà qua đời ở tuổi 61. "Tôi không cảm thấy sự khác biệt nam và nữ, bởi lẽ không khó khăn nào người phụ nữ không thể vượt qua" - Harriet Chalmers Adams nói.
7 lần vòng quanh thế giới
Bà Elacta Johnson là tác giả của nhiều quyển sách ghi lại hành trình thám hiểm đường biển của mình - Ảnh: GETTY IMAGES
Bà Elacta Johnson là tác giả của nhiều quyển sách ghi lại hành trình thám hiểm đường biển của mình - Ảnh: GETTY IMAGES
Elacta Johnson (1909-2004) là một trong những phụ nữ di chuyển đường biển nhiều nhất thế giới. Năm 1932, sau khi kết hôn, bà cùng chồng bắt đầu những chuyến hải trình cùng nhau. Ước tính, bà đã 7 lần đi thuyền vòng quanh thế giới cùng nhiều lần thám hiểm biển Baltic, xuôi dọc sông Nile…
Thông thường, gia đình di chuyển trên biển trong khoảng 18 tháng qua gần 120 cảng biển, rồi dành 18 tháng tiếp theo ở đất liền. Mỗi lần di chuyển, bà cùng chồng tổ chức những đợt huấn luyện cho các thủy thủ trở thành nhà thám hiểm. Ngoài ra, bà còn viết văn, làm phim ghi lại những câu chuyện trong chuyến hải trình của mình.
Năm 2005, bà qua đời ở tuổi 95. Ước tính thời gian đi biển của bà gấp 2 lần quãng đường từ Trái đất đến Mặt trăng.
Vẽ bản đồ đáy biển
Marie Tharp và công trình vẽ bản đồ đáy biển Đại Tây Dương nổi tiếng - Ảnh: GETTY IMAGE
Marie Tharp và công trình vẽ bản đồ đáy biển Đại Tây Dương nổi tiếng - Ảnh: GETTY IMAGE
Nhà khoa học Marie Tharp (1920-2006) nổi tiếng với công trình vẽ lại bản đồ địa hình đáy biển Đại Tây Dương.
Thời của bà, phụ nữ thường ít được cho phép tiếp xúc với nghiên cứu thực nghiệm dưới đại dương, Marie Tharp phải nghiên cứu hàng trăm dữ liệu từ các đồng nghiệp và nhờ hệ thống siêu âm để có thể đưa ra bản đồ mô tả địa hình đáy Đại Tây Dương với độ chính xác trên 90%.
Khi nghiên cứu, bà nhận ra những thung lũng dưới đáy đại dương thường nằm ở nơi hoạt động mạnh của các mảng kiến tạo của vỏ Trái đất. Do đó, những thung lũng này là bằng chứng cho thấy 2 mảng kiến tạo gần nhau thường tác động nhau tạo thành nhiều dạng địa hình mới.
Ban đầu, lý thuyết này của bà bị nhiều đồng nghiệp bác bỏ, nhưng sau đó giới khoa học công nhận bà là một trong những người có công trong việc bổ sung vào thuyết trôi dạt lục địa hiện đại.
Phụ nữ lặn sâu nhất
Gloria Hollister Anable bên quả cầu lặn đưa cô vào lịch sử - Ảnh: GETTY IMAGES
Gloria Hollister Anable bên quả cầu lặn đưa cô vào lịch sử - Ảnh: GETTY IMAGES
Những năm 1930, nữ khoa học gia Gloria Hollister Anable (1900-1988) là thành viên trong nhóm nghiên cứu vùng nhiệt đới của nhóm nghiên cứu nhiệt đới thuộc Hội động vật học New York.
Nhờ kiến thức chuyên môn về nhiều loài động vật, bà đóng góp tích cực vào nhiều chuyến thám hiểm ở vùng vịnh Mexico của nhóm. Không những thế, bà liên tục lập nên nhiều kỷ lục khi là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới lặn xuống những độ sâu khủng khiếp dưới đáy biển.
Ngồi trong một quả cầu đặc biệt lúc bấy giờ, bà được thả xuống biển Bermuda vào những năm 1930, lần lượt lập nên những kỷ lục cho phụ nữ thời đó khi chạm đến 125m, rồi 360m dưới mực nước biển.
Các tài liệu còn ghi nhận Anable cùng nhóm nghiên cứu thực hiện nhiều chuyến băng rừng nguy hiểm quanh Nam Mỹ, khám phá được nhiều địa điểm và sinh vật mới mà ngay cả những bộ tộc bản địa cũng không biết.
Theo HOÀNG THI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.