Những người trẻ đam mê sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc chế tạo thành công mắt báo dầu tiếp điểm điện và thiết bị phân tích điện năng 3 pha, anh Nguyễn Duy Thuận và Nguyễn Đức Vũ (công tác tại Trung tâm Phát triển Công nghệ, Công ty cổ phần Điện Gia Lai) đã làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng.

Tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Điện-Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, năm 2008, anh Nguyễn Duy Thuận đầu quân về Trung tâm Phát triển Công nghệ, Công ty cổ phần Điện Gia Lai với công việc hàng ngày là tham gia thiết kế, lắp đặt phần điện cho một số nhà máy: Thủy điện H’Mun (huyện Chư Sê), thủy điện Đak Pi Hao 1 (huyện Kông Chro)… Trong quá trình kiểm tra kỹ thuật, xử lý sự cố tại các nhà máy, anh Thuận và nhiều đồng nghiệp đều nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của thiết bị mắt báo dầu tiếp điểm điện trong việc theo dõi mức dầu ở các máy phát điện, đồng thời có nhiệm vụ cảnh báo để tránh hư hỏng máy.

 

Anh Nguyễn Đức Vũ với thiết bị phân tích nguồn điện 3 pha. Ảnh: P.D
Anh Nguyễn Đức Vũ với thiết bị phân tích nguồn điện 3 pha. Ảnh: P.D

Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2012, anh Thuận và đồng nghiệp đều không nghĩ đến việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị thay thế, bởi những chiếc mắt báo dầu tiếp điểm điện vẫn đang hoạt động tốt. Mãi đến cuối năm 2015, khi thiết bị này của một số nhà máy gặp vấn đề, cần thay thế mà giá nhập khá cao-khoảng 20 triệu đồng/thiết bị, trong khi mỗi nhà máy cần đến 6 thiết bị như thế, anh Thuận mới nghĩ đến việc nghiên cứu chế tạo.

Sau khi tính toán về tính khả thi cũng như hiệu quả của thiết bị mắt báo dầu tiếp điểm điện thay thế, anh Thuận đã đề xuất với Ban Giám đốc Trung tâm và bắt tay vào thực hiện. Sau gần 1 năm tự mày mò thiết kế, chế tạo, anh đã hoàn thành sản phẩm với cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, đảm bảo chức năng và phù hợp yêu cầu của các nhà máy. Đặc biệt, thiết bị mắt báo dầu tiếp điểm điện thay thế của anh Thuận có giá thành rẻ hơn rất nhiều (khoảng 4-5 triệu đồng/thiết bị) so với thiết bị cùng loại nhập ngoại. Anh Thuận phấn khởi: “Sản phẩm đầu tiên của mình được lắp đặt tại Nhà máy Thủy điện Ia Drăng 2, đây cũng là nhà máy được xây dựng đầu tiên của Công ty. Còn hiện nay, thiết bị này đã được triển khai lắp đặt tại tất cả các nhà máy, bình quân mỗi nhà máy lắp đặt 6 mắt báo dầu tiếp điểm điện và đều hoạt động tốt”. Bên cạnh việc chế tạo thiết bị mắt báo dầu tiếp điểm điện cho các nhà máy, anh Thuận còn thiết kế và giám sát thi công hệ thống năng lượng mặt trời tại trụ sở Công ty đảm bảo hiệu suất tối ưu và đạt công suất phát giảm chi phí sử dụng điện.

 

Ông Nguyễn Thế Điền Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ, Công ty cổ phần Điện Gia Lai: “Nguyễn Đức Thuận là người luôn chủ động trong công việc, có tính sáng tạo cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thuận đã có những giải pháp hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư cho Công ty và làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng. Còn với Nguyễn Đức Vũ, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thiết bị nhà máy, Vũ đã chế tạo những sản phẩm tương đương và đưa ra các giải pháp ứng dụng vào hoạt động sản xuất giúp khắc phục nhanh sự cố, đảm bảo máy móc vận hành liên tục đem lại hiệu quả sản xuất”.

Nếu anh Nguyễn Duy Thuận thành công với việc chế tạo mắt báo dầu tiếp điểm điện thì anh Nguyễn Đức Vũ-đồng nghiệp ở Trung tâm Phát triển Công nghệ lại hoàn thành nghiên cứu, chế tạo thiết bị phân tích điện năng 3 pha. Sản phẩm này đã được cấp chứng nhận của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Cũng xuất phát từ giá thành thiết bị ngoại nhập khá cao nên khi Ban Giám đốc Trung tâm đề xuất nghiên cứu, chế tạo thiết bị thay thế, anh Vũ đã nhận lời. Theo anh Vũ, thiết bị phân tích điện năng 3 pha trên thị trường có giá khoảng 40-50 triệu đồng, trong khi mình tự nghiên cứu, chế tạo giá chỉ khoảng 10 triệu đồng.

Thiết bị này có nhiệm vụ phân tích tình trạng điện năng của nguồn điện 3 pha để tìm ra giá trị hiệu dụng, điện áp, dòng điện và dốc lệch pha giữa chúng. Nhờ hệ thống này, Công ty có thể phân tích tình trạng sử dụng điện của hệ thống và đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp. Mất gần 1 năm nghiên cứu, sản phẩm của anh Vũ đã được ứng dụng để phân tích nguồn điện tại trụ sở Công ty và thời gian tới sẽ tiếp tục đưa vào sử dụng rộng rãi trong các nhà máy.

Ngoài thiết bị phân tích điện năng 3 pha, anh Vũ còn nghiên cứu thành công thiết bị đo nhiệt độ hệ thống cung cấp nguồn tự dùng DC cho Nhà máy Thủy điện Ayun Hạ và các sản phẩm đo nhiệt độ công suất 3 pha. “Công việc tuy nhiều áp lực nhưng luôn tạo sự hứng khởi, động lực để mình phấn đấu và mỗi khi nghiên cứu thành công một thiết bị, mình thấy rất vui vì đã đóng góp được cho Công ty”-anh Vũ bộc bạch.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

(BĐ) - Chiều 29.6, GS Duncan Handale (ĐH Princeton, Mỹ), người từng đoạt Giải Nobel Vật lý năm 2016, đã có mặt tại Bình Định để dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử - sự kiện do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp với Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

(BĐ) - Ngày 29.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn) phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khai mạc Hội nghị quốc tế Từ Mê Kông đến đại dương - kết nối thế hệ trẻ của các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation.
Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Hội thảo khoa học: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam

Hội thảo khoa học: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam

Sáng 26.6, tại tỉnh Hưng Yên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam”.
null