Những người giữ vẻ đẹp đình làng ở An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- An Khê đình và An Khê trường là 2 điểm nhấn ấn tượng trong Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê).

Ở An Khê có những dòng họ nhiều thế hệ làm “ông từ giữ đình” trong vai trò thủ sắc, câu đình, phụng tế… với bao câu chuyện xuyên thời về việc trông giữ đình làng cả phần xác lẫn phần hồn.

Giữ vẻ đẹp đình làng cổ

Chiều xuống. Nắng thu chiếu những tia vàng ươm xuống mái đình An Khê. Bóng cây sung cổ thụ đổ dài trên khoảng sân gạch. Câu đình (người trông giữ, hương khói cho đình làng) Ngô Văn Đường (SN 1963) thư thả tưới nước cây xanh trong khuôn viên đình. Ông ngắm nghía hàng cau non vừa trồng trước sân, tận hưởng khoảnh khắc bình yên cuối ngày như ở chính nhà mình. Ông Đường cho biết, ông nội Ngô Tiết là câu đình gắn bó với đình An Khê nhiều chục năm. Cha mất sớm, từ nhỏ, ông thường theo chân ông nội hương khói đình làng, rồi tiếp quản công việc câu đình khi ông nội về với tổ tiên.

Những bô lão góp công giữ gìn vẻ đẹp của đình An Khê trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: H.N

Những bô lão góp công giữ gìn vẻ đẹp của đình An Khê trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo. Ảnh: H.N

Theo ông Đường, để giữ được đình An Khê với vẻ đẹp trầm mặc qua bao cuộc thế vô thường có công lao rất lớn của những bậc tiền nhân như ông nội ông và dân làng. “Từ nhỏ, tôi thường theo chân ông nội ra đây, trong lúc ông hương khói ấm áp bên trong, tôi chơi ngoài sân đình. Có lần, tôi theo ông nội và các bô lão áo dài khăn đóng vào đình cúng bái còn thấy dấu chân cọp trước sân. Theo thời gian, ngôi đình qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, là nhờ công lớn của người dân trên vùng đất An Khê. Tôi tự thấy trách nhiệm tham gia trông coi, giữ cho đình làng. Việc làm này hoàn toàn do tâm niệm đối với những gì tiền nhân để lại chứ không mong cầu gì”-ông Đường tâm sự.

Ông Ngô Văn Đường là cháu nội ông Ngô Tiết-2 thế hệ làm Câu đình, trông coi, bảo vệ đình làng An Khê. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông Ngô Văn Đường là cháu nội ông Ngô Tiết-2 thế hệ làm Câu đình, trông coi, bảo vệ đình làng An Khê. Ảnh: Hoàng Ngọc

Góp thêm câu chuyện về việc giữ đình, ông Trần Ngọc Hỷ (SN 1965)-Trưởng ban nghi lễ đình An Khê-khẳng định, các bậc tiền nhân coi việc giữ đình như gìn giữ hồn cốt trong nếp sống văn hóa. Ông Hỷ là thế hệ thứ ba của dòng họ Trần sinh sống trên vùng đất An Khê làm phụng tế. Ông Hỷ kể: “Năm 1969, cha tôi trong Ban nghi lễ đã đứng ra kêu gọi dân làng góp sức người, sức của trùng tu đình An Khê. Mọi người xúm nhau góp công, góp sức chặt tre, dậm đất... Trước kia, đình làng làm hoàn toàn từ vật liệu tự nhiên dễ cháy nên các cụ luôn tính toán lỡ xảy ra hỏa hoạn thì chỉ thiệt hại phần trên mái đình mà ít ảnh hưởng phần dưới, có thể bảo vệ những tài sản chung của đình làng”.

Ông Trần Ngọc Hỷ là thế hệ thứ 3 trong gia đình làm phụng tế đình An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Trần Ngọc Hỷ là thế hệ thứ 3 trong gia đình làm phụng tế đình An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Câu đình Nguyễn Văn Đường hay phụng tế Trần Ngọc Hỷ cùng các bô lão trong Ban nghi lễ đình dành thời gian chăm sóc, chăm chút phần xác lẫn phần hồn cho An Khê đình, An Khê trường, gửi gắm tình cảm lớp hậu thế vào từng phiến đá, tường rêu di tích trăm năm.

Ở An Khê trường, họ tạo nên một góc nhỏ đậm hồn quê với những giàn trầu xanh bám vào thân cau cao vút, phía dưới là dãy chum hứng nước mưa. Bên trong nhà khói, các bô lão vận động người dân đóng góp những món đồ dân dã với hàng chục cối gỗ, chén bát sành sứ cùng nhiều đồ bếp núc tái hiện căn bếp xưa của người Việt.

Chiều về, dạo giữa An Khê trường có cảm giác thân thuộc, ấm áp như vừa đi xa trở về nơi chốn thân quen. Từng ngóc ngách ấm sực bàn tay săn sóc, nâng niu các thế hệ người An Khê.

Giữ “hồn” di tích

Những "ông từ giữ đình" ở đình An Khê. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những "ông từ giữ đình" ở đình An Khê. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong vai trò phụng tế, ông Trần Ngọc Hỷ làm chủ lễ trong các sự kiện, nghi lễ quan trọng hàng năm ở đình An Khê như ngày giỗ Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ, lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, lễ cúng Khai sơn, Quý Xuân, Quý Thu…

Là người tiếp nối vai trò phụng tế đình An Khê, ngoài những nghi thức do thế hệ trước truyền lại, ông Hỷ còn dành thời gian xuôi về vùng Tây Sơn Hạ đạo tìm đến các bô lão để tìm hiểu thật tường tận gốc tích của mỗi sinh hoạt văn hóa gắn với đình làng cổ. Ông tâm niệm, muốn giữ gìn di tích quốc gia đặc biệt này cần chú trọng phần hồn, tức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng gắn với đời sống người dân.

Ban nghi lễ đình An Khê hiện có hơn 30 người, tuổi tầm 60, 70. Mỗi người giữ vai trò khác nhau như thủ sắc, câu đình, phụng tế, chiếu quản, thủ bổn, tư biên, chánh nhạc… Ở họ còn là kho tư liệu sống về nếp sống văn hóa.

Anh Trần Đình Luân-Cán bộ Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã An Khê-cho hay: “Trải qua trăm năm lịch sử, các bô lão là những người có công lao rất lớn trong việc trông giữ, bảo vệ vẻ đẹp thâm nghiêm mà bình dị của đình An Khê”.

Có lẽ vì vậy mà quan tâm đúng mực thành phần này từ cộng đồng làng xã, cấp quản lý để động viên, khuyến khích những pho tư liệu sống phát huy vai trò “giữ hồn” di tích.

Có thể bạn quan tâm

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.