Những mốc thời gian về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã ban hành Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG. Kế hoạch này đã nêu rõ 16 mốc thời gian quan trọng trong kỳ bầu cử này.

*Chậm nhất 7.2.2021: Thành lập uỷ ban bầu cử tỉnh, thành phố; Uỷ ban bầu cử cấp huyện, cấp xã (105 ngày trước khi bầu cử)

Ủy ban bầu cử cấp tỉnh có từ 21 - 31 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

Ủy ban bầu cử huyện có từ 11 - 15 thành viên, Ủy ban bầu cử xã có từ 9 - 11 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

*Chậm nhất 17.2.2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất (95 ngày trước khi bầu cử)

Sau Hội nghị hiệp thương, Biên bản phải được gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia.

*Từ 22.2 - 27.2: Các địa phương gửi dự kiến danh sách đơn vị bầu cử ở địa phương mình về Hội đồng bầu cử quốc gia (85 - 90 ngày trước ngày bầu cử).

*Chậm nhất 4.3.2021: Công bố số đơn vị bầu cử; danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến ở mỗi đơn vị bầu cử. Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã; danh sách các đơn vị bầu cử; số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử (80 ngày trước ngày bầu cử).

*Chậm nhất 14.3.2021: Thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; Thành lập Ban Bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã (70 ngày trước bầu cử)

*Chậm nhất 17h ngày 14.3.2021: Kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử (70 ngày trước bầu cử).

*Chậm nhất 19.3.2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 (65 ngày trước bầu cử).

Sau Hội nghị hiệp thương, Biên bản phải được gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia

*Chậm nhất 3.4.2021: Thành lập tổ bầu cử (50 ngày trước bầu cử)

Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử đề thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tổ bầu cử có từ 11 - 21 thành viên, gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.

Ở đơn vị vũ trang nhân dân, được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập mỗi một Tổ bầu cử có từ 5 - 9 thành viên, gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân.

*Chậm nhất 13.4.2021: Niêm yết danh sách cử tri (40 ngày trước bầu cử)

Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.

Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân.

Danh sách cử tri phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.

*Chậm nhất 18.4.2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ 3. (35 ngày trước bầu cử)

Sau Hội nghị hiệp thương, Biên bản phải được gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia.

*Chậm nhất 28.4.2021: Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (25 ngày trước bầu cử)

*13.5.2021: Ngưng việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử (10 ngày trước bầu cử).

*22.5.2021: Kết thúc vận động bầu cử (trước thời điểm bỏ phiếu 24h).

Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ.

*Ngày 23.5.2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 23.5.2021.

*Chậm nhất 2.6.2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND các cấp (10 ngày sau bầu cử)

*Chậm nhất 12.6.2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội. (20 ngày sau bầu cử)

Hội đồng bầu cử quốc gia căn cứ vào Biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công bố kết quả bầu cử và danh sách những trúng cử đại biểu Quốc hội.

 

https://laodong.vn/thoi-su/nhung-moc-thoi-gian-ve-bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xv-va-hdnd-cac-cap-883444.ldo

Theo VƯƠNG TRẦN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.