Những kỷ vật vô giá về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt từ năm 1956 đến nay, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm, sưu tầm để lưu giữ những hiện vật đặc biệt gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

 

 Trung úy Trịnh Thu Hà kể về bức ảnh Bác Hồ trao huy hiệu cho nhiều cán bộ chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Phạm Đông
Trung úy Trịnh Thu Hà kể về bức ảnh Bác Hồ trao huy hiệu cho nhiều cán bộ chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Phạm Đông



Những kỷ vật ghi dấu cuộc kháng chiến

Trong số hàng nghìn tài liệu, hiện vật ghi dấu thành tích của những cuộc kháng chiến của quân và dân ta, tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã có riêng một Phòng chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày những kỷ vật để kể lại chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Trung úy Trịnh Thu Hà - Cán bộ Phòng Tuyên truyền, Giáo dục (Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) cho biết, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đến năm 1953 cuộc chiến đấu của quân và dân ta đã bước sang năm thứ 8. Qua 8 năm kháng chiến, lực lượng quân đội Việt Nam càng đánh càng mạnh và phát triển về mọi mặt. Đồng nghĩa với đó, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại Đông Dương càng sa lầy.

Tại thời điểm đó, tướng Nava được người Pháp đánh giá là viên tướng tài ba bậc nhất nhằm xoay đổi cục diện cuộc chiến, giành lại thế chủ động trên chiến trường đã bị mất trước đó. Trong thời gian này, quân Pháp đã nhận được nhiều viện trợ về vũ khí, phương tiện chiến tranh và lực lượng.  

Trung úy Hà chia sẻ, hiện nay bảo tàng còn lưu giữ bức hình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp để chủ trương chiến lược Đông Xuân năm 1953 - 1954. Bức ảnh cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp để báo cáo kế hoạch tác chiến trong chiến dịch. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng có một số bức ảnh về việc bộ đội Việt Nam được chỉnh huấn về mặt chính trị, từ đó nâng cao tinh thần, quyết tâm dành tất cả cho tiền tuyến, dành tất cả cho chiến thắng.

Để quyết tâm thực hiện được điều đó, lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã cùng với đồng bào Tây Bắc ngày đêm mở đường xuyên núi, đi vào lòng chảo Điện Biên Phủ. Chỉ với những dụng cụ thô sơ, mộc mạc đó mà quân dân ta đã đưa được những khẩu pháo lớn, nhiều phương tiện chiến tranh và kịp thời chi viện lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến. Để lưu giữ lại những kỳ tích đó, bảo tàng đã sưu tầm nhiều kỷ vật như xẻng, chiếc xe đạp cải tiến, lốp gắn xích của chiếc xe ôtô mang biển số 5326 do lái xe Nguyễn Văn Toàn (thuộc Tiểu đội 9, Trung đội 3, Đại đội 200) dùng vận tải hàng hóa phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

“Bên cạnh những hình ảnh, kỷ vật đã viết nên câu chuyện về một chiến thắng vang dội, đơn vị còn đang lưu giữ hình ảnh, tên tuổi của 32 cán bộ chiến sĩ có thành tích đặc biệt xuất sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tiếp đó, bảo tàng cũng đang có Sa bàn kết hợp với phim tư liệu giúp người xem dễ dàng hình dung ra được tổng quan chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chính Sa bàn này đã thu hút được sự chú ý của những du khách trong và ngoài nước đến tham quan tại bảo tàng” - Trung úy Hà nói.

Nhiều cựu chiến binh nghẹn ngào khi xem lại kỷ vật

Trao đổi với Lao Động, Trung tá Lê Vũ Huy - Phụ trách Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - chia sẻ, thường vào những ngày tháng 4 và tháng 5 lịch sử, có rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tới bảo tàng tham quan đến để được sống lại những ký ức, những giây phút hào hùng của dân tộc. Trong đó, có những vị khách là những cựu chiến binh rất cao tuổi, trong số đó có những người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là những nhân chứng sống, những cuốn “nhật ký sống” kể về những thước phim chiến tranh, những khoảnh khắc lịch sử mà thế hệ cha ông đã tham gia.

Hàng vạn hiện vật trưng bày tại khu vực ngoài trời và trong nhà được kết cấu thành từng chuyên đề, phản ánh toàn diện những năm tháng chiến tranh ác liệt nhưng hào hùng của quân và dân Việt Nam. Trong đó những hình ảnh, tài liệu và kỷ vật của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đều là những hiện vật gốc thể hiện ý chí và tinh thần quyết thắng của quân, dân cả nước. Bảo tàng luôn chú trọng đến việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cho người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, bảo tàng còn giúp khách nước ngoài hiểu rõ về Việt Nam ta, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Vì vậy, trong thời gian qua bảo tàng đã tạo điều kiện tốt nhất cho khách đến tham quan.

Nói về những kỷ vật vô giá đang được lưu giữ tại bảo tàng, Trung tá Lê Vũ Huy cho biết, khi được chứng kiến những đoàn du khách, đặc biệt là những cựu chiến binh đến thăm bảo tàng thì giá trị lại càng được nhân lên gấp bội. Bởi không ít những người trong số đó được nhìn lại, nghe lại chiến thắng hào hùng đã rưng rưng nước mắt, bật khóc khi thăm lại những hình ảnh chiến trường năm xưa.

 

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nhung-ky-vat-vo-gia-ve-chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-803503.ldo

Theo Phạm Đông - Vương Trần (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.