Những đêm lửa trại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những đêm lửa trại đã trở thành nét văn hóa bao đời của nhiều ngôi làng Jrai, Bahnar ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động này đang dần thưa vắng.  
“Khi ánh lửa bập bùng dưới sân nhà rông và già làng cất giọng khàn kể sử thi, mọi người trong làng cùng vít cong cần rượu hòa vào nhịp chiêng nghiêng ngả đất trời, cùng nắm tay nhảy điệu xoang quen thuộc và nói cười vui vẻ…”-bà Rơ com H’Phum (Pleiku Roh, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) rạng rỡ khi nhắc nhớ về những đêm lửa trại ngày xưa của làng. Bà H’Phum kể, ngày ấy, mỗi lần làng có việc hay vào dịp lễ hội, già làng lại tập hợp bà con đốt lửa trại trước sân nhà rông, mọi người ngồi quây quần bên nhau như một gia đình. Dưới ánh lửa bập bùng, gương mặt ai cũng sáng ngời, lòng ấm áp, cùng nhau tâm sự chuyện nhà, chuyện làng.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống đô thị giao thoa, làng vắng dần những đêm lửa trại. Lúc nào làng có việc thì tổ chức họp làng ở nhà rông hoặc nhà văn hóa. Những đêm lửa trại chỉ còn xuất hiện vào dịp làng đón khách du lịch. Vậy nên, trong tâm thức của lớp người già như bà H’Phum, họ luôn nhớ về những đêm lửa trại ấm áp với những nhịp chiêng trầm hùng vang vọng giữa núi rừng và vòng xoang thì cứ thế nối dài, nối dài mãi. Với họ, đó cũng chính là nét văn hóa truyền thống của làng.
Bên ánh lửa bập bùng, du khách hòa mình vào nhịp điệu cồng chiêng, vào không gian lễ hội của người Jrai. Ảnh: Mai Ka
Bên ánh lửa bập bùng, du khách hòa mình vào nhịp điệu cồng chiêng, vào không gian lễ hội của người Jrai. Ảnh: Mai Ka
Với người Jrai, Bahnar, lửa là vật thiêng không thể thiếu trong sinh hoạt cũng như trong các nghi thức truyền thống. Bởi vậy, bếp lửa thường được đặt trang trọng ở giữa nhà. Và, những đêm lửa trại có ý nghĩa rất lớn trong tâm thức mỗi người. Hiện nay, khi cuộc sống của bà con khấm khá hơn, nhiều người đã sắm sửa bếp gas, bếp điện để thuận tiện hơn trong sinh hoạt. Chính vì thế, một bộ phận người dân trong làng không còn dùng đến bếp củi. Người trẻ của làng vì thế cũng xa rời với những đêm lửa trại dưới sân nhà rông.
Cũng như cồng chiêng, điệu xoang, thổ cẩm hay kể khan, sử thi… thiết nghĩ, đêm lửa trại của làng rất cần được lưu giữ. Thực tế cho thấy, không chỉ người làng mà hầu hết khách du lịch khi đến với vùng đất Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đều mong muốn được trải nghiệm không gian núi rừng đại ngàn qua những đêm lửa ấm nồng tình thân. Hy vọng, đêm lửa trại rộn ràng, vang vọng và đậm nét văn hóa sẽ được tiếp nối góp phần nhân lên niềm tự hào của bà con, và trở thành một trải nghiệm quý giá trong chuyến hành trình của du khách khi đến với Gia Lai. 
MAI KA
 

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.