Những chú ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với những bệnh do vi rút, dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng, kháng sinh chỉ dùng điều trị nhiễm khuẩn và phải do bác sĩ chỉ định.
 

Cần hiểu đúng tác dụng của thuốc kháng sinh để sử dụng hợp lý.
Cần hiểu đúng tác dụng của thuốc kháng sinh để sử dụng hợp lý.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho rằng: "Nhiều cha mẹ cứ thấy con viêm họng, sốt, ho … là ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh về cho con uống. Tuy nhiên trên thực tế có tới 80% trường hợp viêm họng, ho là do vi rút, không cần dùng đến kháng sinh vì có uống cũng không mang lại hiệu quả điều trị bệnh".

Hiện nay, nhiều người do thiếu hiểu biết đã “thần thánh” hóa thuốc kháng sinh, cho rằng kháng sinh chữa được mọi loại bệnh, cứ bị bệnh là uống kháng sinh, khiến tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan dẫn đến kháng thuốc đang ngày gia tăng, đe dọa tính mạng của nhiều người. Do vậy, người dùng cần phải hiểu đúng về tác dụng của kháng sinh và sử dụng hợp lý, tránh tình trạng kháng thuốc.

Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh là những chất được chiết xuất từ dịch nuôi các vi sinh vật như: Vi khuẩn, nấm sợi, xạ khuẩn… Nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Vì thế kháng sinh chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh do vi khuẩn gây nên.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, việc xác định bệnh do nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh do bác sĩ chỉ định.

Với nhiều bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp trên, phần lớn là do vi rút gây nên, chỉ cần điều trị triệu chứng như: Ho thì uống thuốc ho, long đờm; sốt thì dùng thuốc hạ sốt; sổ mũi, nghẹt mũi thì dùng nước muối biển, thuốc làm co mạch hoặc kháng histamin… Chỉ khi bác sĩ xác định nguyên nhân của bệnh là do nhiễm khuẩn thì mới được kê loại kháng sinh phù hợp.

Thuốc kháng sinh phải uống đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Nhiều trường hợp uống kháng sinh sau 2 – 3 ngày thấy đỡ liền dừng không uống nữa. Đây là điều rất nguy hiểm bởi khi uống thuốc, vi khuẩn đang bị yếu dần đi, nhưng chưa chết hẳn, nếu lúc này ngừng uống thuốc thì khả năng vi khuẩn không bị tiêu diệt, sống lại và dần có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống. Từ đó gây nên tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm, lần sau uống loại kháng sinh đó sẽ giảm tác dụng hoặc không có tác dụng nữa.

Do vậy, người dân không được tự ý mua và uống thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc uống kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn hay tái nhiễm phải do bác sĩ chỉ định.

T.N/Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.