Nhiều hoạt động của tỉnh Gia Lai tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 29-11, tại Quảng trường 16-3 (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum), Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum cùng các ban, ngành Trung ương, UBND 4 tỉnh Tây Nguyên: Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I.
Đại tướng Tô Lâm-Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tham quan không gian văn hóa của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Bùi Hương Thảo
Đại tướng Tô Lâm-Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tham quan không gian văn hóa của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San và các nghệ nhân của tỉnh Gia Lai đã tham gia cùng nghệ nhân các tỉnh Tây Nguyên trong màn khai mạc hào hùng, đầy sắc màu văn hóa kéo dài 12 phút trong đêm khai mạc.

Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ”, Ngày hội diễn ra trong 3 ngày (29-11 đến 1-12) với nhiều hoạt động, hội tụ sắc màu văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Tỉnh Gia Lai tham gia tất cả các nội dung chính của Ngày hội. Trong đó, đoàn nghệ nhân Jrai xã Ia Phí (huyện Chư Păh) tái hiện lễ cúng giọt nước của người Jrai. Nước được xem là mạch nguồn của sự sống và phát triển của vạn vật. Cúng giọt nước trở thành nghi lễ quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Jrai. Lễ cúng còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, thể hiện tính cố kết cộng đồng của người Jrai cùng với ước vọng đón chờ 1 mùa vụ mới thuận lợi. Tái hiện lễ cúng giọt nước, đoàn nghệ nhân tỉnh Gia Lai đã góp mảng màu đặc sắc trong nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống của các dân tộc vùng Tây Nguyên.

Trong khi đó, các nghệ nhân Bahnar của huyện Đak Đoa trình diễn kỹ thuật nghề đan lát, chế tác đàn goong tại chỗ, góp sắc màu trong không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham gia các hoạt động văn hóa và thăm hỏi, động viên các nghệ nhân. Ảnh: Bùi Hương Thảo
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham gia các hoạt động văn hóa và thăm hỏi, động viên các nghệ nhân. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Các nghệ nhân Gia Lai tham gia liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc với các tiết mục mang đậm âm hưởng dân gian dân tộc như: đơn ca “Mẹ không cho-cha không đồng ý”; song ca “Tỏ tình bên suối”, đơn ca “Chim pơ-rơ-tốc”, hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Mừng chiến thắng”. Tỉnh Gia Lai cũng giới thiệu đến bạn bè trang phục sinh hoạt hàng ngày, trong lễ cưới và lễ hội của 3 tộc người Jrai, Bahnar, Tày đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tham gia hoạt động thể thao quần chúng với các môn kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, nhảy bao bố, leo cột mỡ.

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn có gian hàng xúc tiến du lịch giới thiệu các điểm đến, sản phẩm du lịch nổi bật, quà tặng văn hóa; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống của địa phương; tham gia triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Ngày hội. Ảnh: Quốc Nguyễn
Đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Ngày hội. Ảnh: Quốc Nguyễn

Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các tỉnh Tây Nguyên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trách nhiệm trong giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Một số hoạt động của tỉnh Gia Lai tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I:

Đoàn nghệ nhân tái hiện lễ cúng giọt nước của người Jrai. Ảnh: Nay Sắt

Đoàn nghệ nhân tái hiện lễ cúng giọt nước của người Jrai. Ảnh: Nay Sắt

Các nghi thức độc đáo của lễ cúng. Ảnh: Nay Sắt

Các nghi thức độc đáo của lễ cúng. Ảnh: Nay Sắt

Gian hàng xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Gian hàng xúc tiến du lịch tỉnh Gia Lai. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Không gian trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ảnh: Quốc Nguyễn

Không gian trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ảnh: Quốc Nguyễn

Nghệ nhân Bahnar tỉnh Gia Lai chế tác đàn goong. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Nghệ nhân Bahnar tỉnh Gia Lai chế tác đàn goong. Ảnh: Bùi Hương Thảo

Thưởng thức ẩm thực truyền thống tỉnh Gia Lai. Ảnh: Quốc Nguyễn

Thưởng thức ẩm thực truyền thống tỉnh Gia Lai. Ảnh: Quốc Nguyễn

Tỉnh Gia Lai góp sắc màu văn hóa, làm nổi bật chủ đề "Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ" tại Ngày hội. Ảnh: Nay Sắt

Tỉnh Gia Lai góp sắc màu văn hóa, làm nổi bật chủ đề "Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ" tại Ngày hội. Ảnh: Nay Sắt

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.