Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 4: Dân binh hộ tống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ cuối những năm 90, tàu cá vỏ sắt dân binh Trung Quốc bắt đầu tham gia hộ tống, bảo vệ các tàu khảo sát thăm dò địa chất, giàn khoan dầu khí xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Tàu cá dân binh Trung Quốc (phải) hộ tống vòng trong Hải Dương địa chất 8, đang khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 7.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Trung Quốc (phải) hộ tống vòng trong Hải Dương địa chất 8, đang khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tháng 7.2019. ẢNH: MAI THANH HẢI

Những đầu năm 90, các tàu khảo sát thăm dò - giàn khoan Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam thường được hộ tống bảo vệ bởi các tàu hải quân, hải giám, hải cảnh. Từ cuối những năm 90 đến nay, đội hình bảo vệ này có sự tham gia đắc lực của các tàu cá dân binh vỏ sắt.

Tàu cá dân binh bảo vệ phía sau Hải Dương địa chất 8 ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh bảo vệ phía sau Hải Dương địa chất 8 ẢNH: MAI THANH HẢI
Đầu tháng 3.1997, tàu HQ-957 của lữ đoàn 125 hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên vịnh Bắc bộ, thì phát hiện giàn khoan Kan Tan 03 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ban đầu, tàu HQ-957 chỉ bám sát giàn khoan và 3 tàu chiến đấu Trung Quốc đi theo bảo vệ, để trinh sát theo dõi. Khi thực hiện đấu tranh ngăn cản, cứ tàu ta tiếp cận hướng nào là tàu Trung Quốc đã đợi sẵn cản phá.
“Ban đầu không hiểu vì sao lại lộ phương án. Quan sát và kiểm tra lại, mới ngã ngửa vì không để ý đến mấy tàu cá Trung Quốc xuất hiện trong khu vực. Thì ra chính các tàu cá này đã theo dõi mình và báo cho tàu bảo vệ”, trung tá Nguyễn Văn Đức, nguyên cán bộ hải đội 812, Vùng 2 hải quân nhớ lại.
Trung tá Đức nói thêm: Từ những năm 90, tàu cá dân binh Trung Quốc đã đi theo các tàu thăm dò khảo sát, giàn khoan dầu khí để làm nhiệm vụ trinh sát, hỗ trợ cản phá. Sang năm 2000, do được đầu tư đóng mới, lắp đặt trang thiết bị hiện đại và nhất là được huấn luyện bài bản, nên một số tàu cá dân binh vỏ sắt còn kiêm nhiệm việc phục vụ hoạt động dầu khí.

Tàu cá Quỳnh Đông Phương 11200 của tỉnh Hải Nam tham gia trong đội hình hộ tống, bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa), tháng 6.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá Quỳnh Đông Phương 11200 của tỉnh Hải Nam tham gia trong đội hình hộ tống, bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa), tháng 6.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI
Các tàu này có lượng giãn nước từ 200 - 750 tấn, tốc độ lên tới 20 hải lý giờ, mã lực từ 200 - 500.
Thiết bị trên tàu, ngoài máy định vị màu, dò cá, máy báo thời tiết, máy thông tin vệ tinh Bắc Đẩu, sóng ngắn, sóng cực ngắn..., một cán bộ kiểm ngư Việt Nam cho biết vậy và đọc tên một số loại tàu chuyên bảo vệ hộ tống các tàu khảo sát dầu khí, giàn khoan Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, như: Quỳnh Tam Sa, Việt Trạm Giang, Bắc Ngư…

Tàu cá dân binh Trung Quốc khi tham gia hộ tống, bảo vệ dầu khí được trang bị hiện đại và luôn có người ngồi trong buồng lái dùng ống nhòm quan sát theo dõi các tàu chấp pháp Việt Nam. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Trung Quốc khi tham gia hộ tống, bảo vệ dầu khí được trang bị hiện đại và luôn có người ngồi trong buồng lái dùng ống nhòm quan sát theo dõi các tàu chấp pháp Việt Nam. ẢNH: MAI THANH HẢI
Ngày 1.5.2014, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 918 vào vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa) để tiến hành thăm dò trái phép. Liên tục trong 75 ngày, phía Trung Quốc duy trì 108 tàu/ngày thay nhau phục vụ, bảo vệ giàn khoan.
Trong số này, ngoài các tàu hải cảnh, hải giám, hải quân… còn có khoảng 40 tàu cá dân binh Trung Quốc. Không chỉ quyết liệt ngăn chặn, cản phá các tàu chấp pháp Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền xua đuổi, tàu cá dân binh Trung Quốc còn khiêu khích, ném chai lọ sang tàu Kiểm ngư Việt Nam.

Tàu cá dân binh Trung Quốc (trái) lao vào giữa đội hình tàu cá vỏ gỗ Việt Nam đang đánh bắt, khẳng định chủ quyền trên vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa), tháng 6.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Trung Quốc (trái) lao vào giữa đội hình tàu cá vỏ gỗ Việt Nam đang đánh bắt, khẳng định chủ quyền trên vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa), tháng 6.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI
Đặc biệt, ngày 26.5.2014, tàu cá dân binh Trung Quốc số hiệu 11209 đã đâm chìm tàu cá vỏ gỗ ĐNa 90152 TS của ngư dân TP.Đà Nẵng ngay vùng biển Tri Tôn…
Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10.2019, nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 Trung Quốc đã nhiều lần thực hiện khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Tham gia hộ tống, bảo vệ Hải Dương địa chất 8, ngoài hàng chục tàu hải cảnh, tàu hàng, tàu kéo… còn có sự tham gia của gần 20 tàu cá dân binh Trung Quốc mang số hiệu của Việt Hạ Ngư, Quỳnh Tam Sa Ngư, Quỳnh Dương Phố… Các tàu dân binh này không chỉ thay đổi phương án bảo vệ vòng trong, vòng ngoài cho Hải Dương địa chất 8 mà còn chắn ngang, ép tàu chấp pháp Việt Nam đang làm nhiệm vụ.

2 tàu cá dân binh Trung Quốc bảo vệ 2 bên mũi phải và trái của Hải Dương địa chất 8, tháng 9.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI
2 tàu cá dân binh Trung Quốc bảo vệ 2 bên mũi phải và trái của Hải Dương địa chất 8, tháng 9.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI

Một số hình ảnh tàu cá dân binh Trung Quốc tham gia hộ tống, bảo vệ các tàu khảo sát địa chất, giàn khoan dầu khí xâm phạm vùng biển Việt Nam, do phóng viên Thanh Niên thực hiện thời gian qua:

Tàu cá dân binh Việt Hạ Ngư 90080 (màu xanh) luôn kè sát bảo vệ vòng trong Hải Dương địa chất 8 ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Việt Hạ Ngư 90080 (màu xanh) luôn kè sát bảo vệ vòng trong Hải Dương địa chất 8 ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá dân binh Trung Quốc cùng hải cảnh 45111 lao ra ngăn chặn các tàu chấp pháp Việt Nam ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Trung Quốc cùng hải cảnh 45111 lao ra ngăn chặn các tàu chấp pháp Việt Nam ẢNH: MAI THANH HẢI

Đội hình hộ tống - bảo vệ Hải Dương địa chất 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam luôn có tàu cá dân binh và hải cảnh Trung Quốc vòng trong, vòng ngoài ẢNH: MAI THANH HẢI
Đội hình hộ tống - bảo vệ Hải Dương địa chất 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam luôn có tàu cá dân binh và hải cảnh Trung Quốc vòng trong, vòng ngoài ẢNH: MAI THANH HẢI

2 tàu dân binh Quỳnh Tam Sa đang chắn đường tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận Hải Dương địa chất 8, tháng 10.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI
2 tàu dân binh Quỳnh Tam Sa đang chắn đường tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận Hải Dương địa chất 8, tháng 10.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI

4 tàu dân binh bảo vệ Hải Dương địa chất 8, tháng 7.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI
4 tàu dân binh bảo vệ Hải Dương địa chất 8, tháng 7.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI

2 tàu dân binh Trung Quốc ép sát nhằm bắt tàu chấp pháp Việt Nam chuyển hướng, không cho lại gần Hải Dương địa chất 8, tháng 8.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI
2 tàu dân binh Trung Quốc ép sát nhằm bắt tàu chấp pháp Việt Nam chuyển hướng, không cho lại gần Hải Dương địa chất 8, tháng 8.2019 ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư bảo vệ Hải Dương địa chất 8 ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư bảo vệ Hải Dương địa chất 8 ẢNH: MAI THANH HẢI

Quỳnh Tam Sa Ngư 00010 được đóng mới và hạ thủy đầu 2019 và chuyên đi theo bảo vệ dầu khí ẢNH: MAI THANH HẢI
Quỳnh Tam Sa Ngư 00010 được đóng mới và hạ thủy đầu 2019 và chuyên đi theo bảo vệ dầu khí ẢNH: MAI THANH HẢI

Thiết bị hỗ trợ dầu khí chuyên dụng ở boong sau Quỳnh Tam Sa Ngư 00010 ẢNH: MAI THANH HẢI
Thiết bị hỗ trợ dầu khí chuyên dụng ở boong sau Quỳnh Tam Sa Ngư 00010 ẢNH: MAI THANH HẢI

Tàu cá dân binh Trung Quốc (thứ 2 từ trái qua) ở ngoài theo dõi, giám sát 2 tàu hải cảnh đuổi theo, phun nước vào tàu kiểm ngư Việt Nam (trái); Tri Tôn, Hoàng Sa, tháng 5.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cá dân binh Trung Quốc (thứ 2 từ trái qua) ở ngoài theo dõi, giám sát 2 tàu hải cảnh đuổi theo, phun nước vào tàu kiểm ngư Việt Nam (trái); Tri Tôn, Hoàng Sa, tháng 5.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI

Các tàu hải cảnh Trung Quốc tạo thành vành đai bảo vệ vòng ngoài giàn khoan Hải Dương 981, phía trong, cạnh giàn khoan là tàu cá dân binh; Tri Tôn, Hoàng Sa, tháng 5.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI
Các tàu hải cảnh Trung Quốc tạo thành vành đai bảo vệ vòng ngoài giàn khoan Hải Dương 981, phía trong, cạnh giàn khoan là tàu cá dân binh; Tri Tôn, Hoàng Sa, tháng 5.2014 ẢNH: MAI THANH HẢI
Theo Mai Thanh Hải (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.