Nhà máy Đường An Khê kết nghĩa với xã Sró

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 17-10, tại trụ sở UBND xã Sró (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê đã tổ chức lễ kết nghĩa với xã Sró.

img-9678-7271.jpg
Các đại biểu dự lễ kết nghĩa giữa Nhà máy Đường An Khê với xã Sró. Ảnh: Ngọc Minh

Sró là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kông Chro. Toàn xã có 8 thôn, làng với 991 hộ/4.571 khẩu, dân tộc thiểu số chiếm 88,6%; hộ nghèo chiếm 40,46%.

Tại lễ kết nghĩa, Ban Giám đốc Nhà máy Đường An Khê và đại diện lãnh đạo xã Sró đã ký kết bản giao ước kết nghĩa.

Theo đó, Nhà máy Đường An Khê sẽ phối hợp với chính quyền địa phương nắm vững tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong xã; kịp thời phát hiện, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh tại làng hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những bức xúc, khó khăn, vướng mắc.

Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng làng, xã, cụm dân cư an toàn, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Nhà máy Đường An Khê sẽ ưu tiên đầu tư vốn, giống, phân bón, cơ giới hóa; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia như giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

dfcfdcb47238cb669229-6803.jpg
Nhà máy Đường An Khê và đại diện lãnh đạo xã Sró (huyện Kông Chro) ký giao ước kết nghĩa. Ảnh: Ngọc Minh

Xã Sró tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành, thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không nghe, không tin, không làm theo sự xúi giục của bọn xấu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vận động dân làng tích cực lao động sản xuất, trồng mía giúp nhau xóa đói giảm nghèo và gắn kết với Nhà máy, không bán mía cho các Nhà máy khác tạo sự phối hợp giữa nhân dân, chính quyền địa phương và Nhà máy ngày càng phát triển bền vững. Vận động con em trong độ tuổi đến trường, tham gia thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe và công tác kế hoạch hóa gia đình.

Dịp này, Nhà máy Đường An Khê tặng 1 suất quà cho xã Sró, 10 suất quà cho 10 hộ nghèo, 8 suất quà cho các thôn, làng của xã. Tổng giá trị các suất quà gần 30 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.