Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai cùng thuộc cấp lãnh án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Sáng 22-4, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo, gây thất thoát hơn 400 triệu đồng.

Bị cáo Sửu (bìa phải) và Sơn tại phiên tòa. Ảnh: R.H
Bị cáo Sửu (bìa phải) và Sơn tại phiên tòa. Ảnh: R.H

Cụ thể, Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên phạt 2 bị cáo: Trương Quý Sửu (SN 1972, trú tại phường Hoa Lư, TP. Pleiku) 15 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; Nguyễn Tư Sơn (SN 1961, trú tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, chỗ ở tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo hồ sơ vụ án, căn cứ Quyết định số 760/QĐ-UBND của UBND tỉnh, ngày 30-12-2019 Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 782/QĐ-SGDĐT về việc giao dự toán ngân sách nhà nước. Vào thời điểm tháng 3-2020, ông Trương Quý Sửu-nguyên Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo được ông Nguyễn Tư Sơn-nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thực hiện lập dự toán các dự án đầu tư mua sắm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, trong quá trình lập dự toán gói thầu mua sắm thiết bị và phần mềm số hóa văn bằng chứng chỉ năm 2020, ông Sửu đã không yêu cầu Phòng Quản lý chất lượng và Giáo dục chuyên nghiệp (Sở Giáo dục và Đào tạo) cung cấp số mét tài liệu chỉnh lý, không phối hợp với cán bộ trực tiếp quản lý văn bằng chứng chỉ để kiểm tra đo thực tế số mét tài liệu cần chỉnh lý để làm căn cứ lập dự toán. Thay vào đó, ông Sửu chỉ ước lượng, tự xác định tài liệu cần chỉnh lý là 64 m để trình ông Nguyễn Tư Sơn ký phê duyệt dự toán.

Khi tiến hành nghiệm thu thanh toán, ông Sửu và Công ty TNHH Phát triển Hương Việt (địa chỉ Hà Nội) cũng không kiểm tra xác định thực tế số mét tài liệu văn bằng chứng chỉ đã thực hiện mà nghiệm thu trên khối lượng hợp đồng đã ký kết là 64 m dẫn đến việc thanh toán cho công ty này không đúng thực tế, vượt khối lượng so thực tế là 47,71 m (đơn giá 8,4 triệu đồng/m) gây thất thoát cho ngân sách nhà nước với số tiền hơn 400 triệu đồng.

Đối với ông Nguyễn Tư Sơn-nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là chủ tài khoản có quyền quyết định mua sắm, lựa chọn hình thức mua sắm cho phù hợp và hiệu quả từ nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền giao. Nhưng do tin tưởng tham mưu của ông Sửu nên ông Sơn đã không kiểm tra lại quy trình và các tài liệu để làm căn cứ phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.