Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, người mở rộng cánh cửa hội nhập của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữ cương vị Chủ tịch nước trong giai đoạn bản lề của tiến trình hội nhập (1997 - 2006), nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã góp phần mở rộng cánh cửa VN ra thế giới, khẳng định tâm thế của một quốc gia có trách nhiệm và sẵn sàng hội nhập.

Cái bắt tay lịch sử

Dấu ấn đậm nét nhất, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc nhất trong nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Trần Đức Lương phải kể đến là cuộc tiếp chính thức Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Hà Nội tháng 11.2000. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đến VN kể từ khi chiến tranh kết thúc.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao đổi với Tổng thống Bill Clinton tại tiệc chiêu đãi nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới VN, tháng 11.2000
Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao đổi với Tổng thống Bill Clinton tại tiệc chiêu đãi nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới VN, tháng 11.2000

Cuba tuyên bố tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

* Phái đoàn ngoại giao Anh, Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn

Ngày 22.5, Chủ tịch nước cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel tuyên bố tang lễ chính thức từ 6 giờ ngày 24.5 đến 0 giờ ngày 25.5 (giờ địa phương) để tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Trong thời gian tang lễ chính thức, quốc kỳ Cuba sẽ được treo rủ tại các tòa nhà công cộng và cơ quan quân sự.

Trước đó, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo kiệt xuất có nhiều đóng góp cho tình hữu nghị giữa Việt Nam với Cuba.

Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez cũng gửi lời chia buồn đến lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, cũng như gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, khẳng định tình đoàn kết sâu sắc giữa hai dân tộc.

Ngày 23.5, trên trang Facebook chính thức, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đăng tuyên bố của Đại sứ Marc Knapper và Phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc về việc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần. Tuyên bố nhắc lại nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy quan hệ và tiến trình hòa giải giữa Việt Nam và Mỹ, đã đón tiếp Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao - dấu mốc lịch sử mở ra cánh cửa cho việc hợp tác sâu rộng hơn và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia.

Cùng ngày, trên trang Facebook chính thức, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Anh tại Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và thân quyến trước việc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần. "Chúng tôi trân trọng những đóng góp của cố Chủ tịch nước trong quá trình phát triển đất nước và tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, đặc biệt thông qua chuyến thăm của ông tới Vương quốc Anh và cuộc gặp với Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 2004", tuyên bố viết.

TTXVN - Trọng Kha

Hơn cả một nghi thức ngoại giao, khoảnh khắc hai nguyên thủ bắt tay mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, bởi đó là khoảnh khắc mở đường cho tương lai. "Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai" - từ thời điểm đó đã không còn là khẩu hiệu, mà là mong muốn, là hành động, là tâm thế của VN trên một tiến trình phát triển mới.

Tại buổi hội đàm hôm đó, người đứng đầu Nhà nước VN khẳng định, chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton và phu nhân là bước phát triển mới trong quá trình cải thiện quan hệ giữa hai nước, và hy vọng chuyến thăm sẽ đánh dấu việc mở ra mối quan hệ mới giữa hai nước - mối quan hệ hợp tác và hữu nghị lâu dài dựa trên các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, không làm tổn hại quan hệ của mỗi nước với bất kỳ bên thứ ba nào...

"VN ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống và các nước lớn", Chủ tịch nước Trần Đức Lương nêu quan điểm.

Đề cập đến quan hệ giữa VN và Mỹ, Chủ tịch nước Trần Đức Lương bày tỏ sự hài lòng về những bước cải thiện quan hệ giữa hai nước sau 8 năm bình thường hóa quan hệ. "Những phát triển đó phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước", song "để đi tới tương lai, hai nước không thể không nhìn lại quá khứ", Chủ tịch nước Trần Đức Lương nói, khẳng định lập trường nhất quán của VN trong một số vấn đề.

Về phần mình, Tổng thống Bill Clinton cho rằng những gì đã đạt được trong quan hệ giữa Mỹ và VN là cơ sở để tiếp tục mở rộng các quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là về kinh tế - thương mại. Kết quả, nhiều cam kết đã được Mỹ đưa ra trong chuyến thăm này.

Tại tiệc chiêu đãi tối đó, từ thành quả của buổi hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đức Lương một lần nữa khẳng định chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton là một mốc mới trong tiến trình bình thường hóa đầy đủ các quan hệ giữa hai nước. "Dân tộc VN yêu hòa bình, trọng nhân nghĩa, luôn mong muốn xây đắp tình hữu nghị, sống hòa hiếu với nhân dân các dân tộc trên thế giới trong đó có Hợp chúng quốc Hoa Kỳ", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Với phong cách ngoại giao chừng mực, nhân văn, Chủ tịch nước Trần Đức Lương là một trong số những người khiến Mỹ thay đổi cách nhìn về VN từ một quốc gia hậu chiến thành một đối tác nhiều tiềm năng. Và kể từ sau chuyến thăm đó, quan hệ Việt - Mỹ bước sang giai đoạn hợp tác toàn diện, với những bước tiến nhanh trên nhiều lĩnh vực.

Hiện thực hóa khát vọng "làm bạn với tất cả các nước"

Trong diễn văn tại buổi chiêu đãi Tổng thống Clinton tối 17.11.2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đánh giá VN và Mỹ đã đi được một quãng đường khá dài trong việc cải thiện quan hệ giữa hai nước. Dù thế, ông nhìn nhận đó mới chỉ là sự bắt đầu, và mong muốn chuyến thăm của vị Tổng thống Mỹ đầu tiên tới VN sẽ đánh dấu một giai đoạn mới của quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài. Kết quả, thực tiễn lịch sử ngoại giao đã ghi nhận, từ sự bắt đầu đó, VN đã tham gia ngày một sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập. Các mối quan hệ hợp tác liên tục được mở rộng, cả trên bình diện song phương và đa phương.

Tổng thống Pháp Jacques Chirac trao tặng Chủ tịch nước Trần Đức Lương huân chương Bắc Đẩu bội tinh hạng nhất (Paris, 28.10.2002)
Tổng thống Pháp Jacques Chirac trao tặng Chủ tịch nước Trần Đức Lương huân chương Bắc Đẩu bội tinh hạng nhất (Paris, 28.10.2002)

Theo thông báo của Ban tổ chức lễ tang, linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương quàn tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP.Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, từ 7 giờ ngày 24.5 đến 7 giờ ngày 25.5.

Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ ngày 25.5 tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà (thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, TX.Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) và tại Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi (số 142 Lê Trung Đình, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Ngày 23.5, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn về tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trên địa bàn tỉnh như sau:

Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ ngày 24.5 đến 7 giờ ngày 25.5 ở các địa điểm tại Quảng Ngãi, gồm: Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi; Trung tâm Văn hóa TX.Đức Phổ; Hội trường UBND xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi). Lễ truy điệu được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ ngày 25.5 tại Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi. Lễ an táng vào lúc 15 giờ cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Theo thông báo ngày 23.5 của UBND TP.HCM, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hội trường Thống Nhất bắt đầu từ 7 giờ ngày 24.5 - 7 giờ ngày 25.5. Các đoàn viếng theo thứ tự: Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam và đoàn Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM; lãnh đạo TP.HCM các thời kỳ. Sau đó, đến đoàn các cơ quan T.Ư, Quân khu 7, lực lượng vũ trang TP.HCM, đoàn các tầng lớp nhân dân (nhân sĩ trí thức, tôn giáo, cựu chiến binh, công nhân, nông dân, phụ nữ, kiều bào), đoàn đại biểu thanh niên, thiếu niên, thiếu nhi tiêu biểu. Tiếp đó là các đoàn đại diện cơ quan T.Ư đóng tại TP.HCM, các tỉnh, thành phố, các cơ quan ngoại giao, các ban ngành, đoàn thể, quận huyện. Quần chúng nhân dân có thể đến viếng từ 12 giờ ngày 24.5.

Trong 2 ngày diễn ra lễ quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (24 - 25.5), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.

Lê Hiệp - Hải Phong - Sỹ Đông

Trùng với giai đoạn bản lề của tiến trình hội nhập, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Trần Đức Lương là giai đoạn VN bước vào thời kỳ mở rộng mạnh mẽ quan hệ đối ngoại đa phương, đa dạng. Đây là thời điểm mà khát vọng "làm bạn với tất cả các nước" của VN được hiện thực hóa bằng hàng loạt chuyến thăm cấp cao, ký kết đối tác chiến lược, đàm phán thương mại song phương và đặc biệt là quá trình quan trọng để chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Có thể nói, trên cương vị Chủ tịch nước, ông là một trong những người góp phần định hình tư tưởng hội nhập mang màu sắc VN: hội nhập phải đi đôi với giữ vững độc lập, tự chủ; hợp tác quốc tế phải gắn chặt với nguyên tắc "vì lợi ích quốc gia, dân tộc"; hội nhập nhưng không hòa tan… Quan điểm này từng được Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định trong phát biểu nhậm chức trước Quốc hội: "Nhà nước ta tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ ngày càng rộng rãi của các nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới. Trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chúng ta chủ động và tích cực đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nâng cao hơn nữa vai trò và vị trí của VN trên các diễn đàn cũng như trong các tổ chức khu vực và quốc tế".

Ở giai đoạn VN đàm phán gia nhập WTO (kết thúc năm 2006, chính thức gia nhập đầu năm 2007), Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tích cực ủng hộ lộ trình cải cách thể chế, xây dựng luật pháp phù hợp với chuẩn mực quốc tế và mở cửa thị trường một cách có lộ trình. Đến nay, khi VN đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều cường quốc, là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế uy tín, có thể thấy dấu ấn đối ngoại của Chủ tịch nước Trần Đức Lương và các nhà lãnh đạo thế hệ ông đã, đang được kế thừa, phát huy.

Là người cẩn trọng trong ngôn từ, chừng mực trong thông điệp, nhưng kiên định trong nguyên tắc, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã góp phần tạo nên một hình ảnh VN bình tĩnh mà cởi mở, nhận được sự tôn trọng từ nhiều quốc gia đối tác.

Theo Hải Triều (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai định hướng công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Gia Lai định hướng công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

(GLO)- Ngày 21-5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Công văn số 1839-CV/TU về việc định hướng công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp đảm bảo tính liên tục trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tổng duyệt lễ viếng, lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

Tổng duyệt lễ viếng, lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, Ban Chuyên trách tỉnh Gia Lai đã tổ chức tổng duyệt chương trình lễ viếng, lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh trên đất Campuchia.

Trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Chỉ huy trưởng và Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Chỉ huy trưởng và Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(GLO)- Sáng 22-5, Chi bộ Phòng Trinh sát và Đảng bộ Phòng Tham mưu trực thuộc Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tổ chức lễ trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Đại tá Trần Tiến Hải-Chỉ huy trưởng và Đại tá Nguyễn Minh Tòng-Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, ấn định ngày bầu cử khóa mới

Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, ấn định ngày bầu cử khóa mới

(GLO)- Sáng 21-5, với 449/449 đại biểu có mặt tán thành (100%), QH đã thông qua Nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu QH khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Quang cảnh hội nghị thống nhất dự kiến chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025. Ảnh: Hà Duy

Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII dự kiến ngày 17 và 18-7

(GLO)- Sáng 21-5, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị thống nhất dự kiến chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Binh đoàn 15 phong, thăng quân hàm cho 55 sĩ quan

Binh đoàn 15 phong, thăng quân hàm cho 55 sĩ quan

(GLO)-Chiều 19-5, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 tổ chức công bố và trao các quyết định phong, thăng quân hàm sĩ quan đợt 1 năm 2025 cho 55 sĩ quan. Dự và trao các quyết định có Thiếu tướng Hoàng Văn Sỹ-Tư lệnh Binh đoàn; Đại tá Khuất Bá Cao-Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Binh đoàn.

Công an Gia Lai vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Công an Gia Lai vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

(GLO)- Những năm qua, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Gia Lai đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, Công an địa phương tích cực thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng.