Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Người có những đóng góp to lớn trong đối ngoại, đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương đã góp phần quan trọng thúc đẩy ngoại giao, đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới.

1. Năm 1987, tôi được bổ nhiệm làm Trưởng đoàn đại diện thương mại của Việt Nam tại Singapore. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, trong bối cảnh đất nước bắt đầu mở cửa và thực hiện chính sách đổi mới.

Tháng 9-1987, tôi vinh dự được đón Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (nay gọi là Phó Thủ tướng Chính phủ) trong chuyến thăm Singapore. Trong buổi làm việc, bác Kiệt đã giao cho tôi một nhiệm vụ lớn: “Chú ở đây phải chủ động thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore, đồng thời chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”.

Ngày 1-11-1991, tôi lại một lần nữa vinh dự được đón bác Võ Văn Kiệt, lúc này là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, cùng với bác Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trong chuyến thăm chính thức Singapore để thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Sau lễ đón chính thức, bác Trần Đức Lương là người chủ trì tất cả các cuộc gặp với Bộ Công thương Singapore cùng các doanh nghiệp hàng đầu của nước bạn, nhằm giới thiệu Luật Đầu tư của Việt Nam và kêu gọi doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam. Đây là một bước đi chiến lược nhằm thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia phát triển trong khu vực.

Đến nhiệm kỳ đại hội Đảng tiếp theo, bác Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước. Tôi có dịp vinh dự được tháp tùng Chủ tịch nước trong chuyến thăm Malaysia. Khi đó, vào năm 1999, kinh tế khu vực đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng ổn định. Việt Nam bắt đầu trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và thủy sản, với một nền kinh tế sản xuất thực - không dựa vào đầu cơ tài chính. Do đó, Việt Nam không bị tác động nghiêm trọng như nhiều nước ASEAN khác.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương và phu nhân đón Thủ tướng Thụy Điển Goran Persson và phu nhân tham dự lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5), được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đức Lương và phu nhân đón Thủ tướng Thụy Điển Goran Persson và phu nhân tham dự lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5), được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Năm 1999, tôi tiếp tục được tháp tùng Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao và mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước. Bộ trưởng Thương mại Thái Lan khi đó nói với tôi: “Thái Lan rất coi trọng chuyến thăm này. Nhà vua Thái Lan sẽ đích thân ra đón Chủ tịch nước Việt Nam”.

Lúc đó, dù Việt Nam đã gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, nhưng thương mại song phương giữa hai nước vẫn gặp nhiều trở ngại do lệnh cấm vận của Chính phủ Hoa Kỳ. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại Việt Nam đã chủ trì xúc tiến đàm phán Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Giữa năm 2000, hiệp định được ký kết và chờ hai bên phê chuẩn. Đến tháng 11-2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương chính thức mời Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sang thăm Việt Nam - đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử có một tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Đây là một dấu ấn lớn trong tiến trình bình thường hóa và mở rộng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Ngày 10-12-2000, Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở cấp độ song phương.

2. Ngày 21-12-2001, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là bước chuyển mạnh mẽ từ hội nhập thụ động sang hội nhập chủ động và toàn diện.

Từ đây, Việt Nam tích cực tiến hành đàm phán thương mại song phương và đa phương với 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều đối tác lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người ủng hộ mạnh mẽ tiến trình này. Trong 9 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, ông đã có những cuộc vận động ngoại giao chiến lược, thúc đẩy đàm phán và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam.

Các chuyến thăm Brazil, Mexico và nhiều quốc gia khác đều gắn liền với những bước ngoặt trong đàm phán. Đặc biệt, đối tác đàm phán phức tạp và khó khăn nhất là Hoa Kỳ - nước có yêu cầu rất cao về mở cửa thị trường và cải cách thể chế. Phải đến ngày 31-12-2006, Việt Nam mới ký được hiệp định song phương cuối cùng với Hoa Kỳ để hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập WTO.

Về hàng hóa, hai bên thống nhất hơn 12.000 dòng thuế. Về dịch vụ, Việt Nam cam kết mở 12 ngành và hơn 110 phân ngành. Việt Nam cũng cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về sở hữu trí tuệ, đồng thời mở cửa thị trường đầu tư cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Sau 11 năm đàm phán đầy cam go, quá trình chuẩn bị gia nhập WTO chính thức hoàn tất. Chúng ta chỉ còn chờ các thủ tục phê chuẩn trong nước và quyết định kết nạp từ WTO.

Có thể khẳng định, vị thế, uy tín và diện mạo của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế hôm nay là kết quả từ đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự vào cuộc quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ và nỗ lực bền bỉ của toàn dân. Trong quá trình ấy, Chủ tịch nước Trần Đức Lương là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp có những đóng góp to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng.

LƯƠNG VĂN TỰ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương

(Dẫn nguồn SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Huyện ủy Chư Sê Lý Anh Sang trao quyết định kết nạp đảng cho học sinh Trường THPT Trần Cao Vân . Ảnh: Minh Lý

Ươm mầm “hạt giống đỏ” trong trường học

(GLO)- Công tác phát triển đảng viên trong học đường của tỉnh Gia Lai những năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Điều này, không chỉ thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh mà còn tạo nguồn lực cho công tác xây dựng Đảng bằng những “hạt giống đỏ” giàu tri thức.

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

(GLO)- Những năm qua, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường” được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ) đã hỗ trợ cho hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khu vực biên giới được vững bước tới trường, hướng đến một tương lai tươi sáng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Gia Lai bước vào thời khắc lịch sử với chính quyền địa phương hai cấp

Gia Lai bước vào thời khắc lịch sử với chính quyền địa phương 2 cấp

(GLO)- Đúng 8 giờ sáng 30-6, hòa cùng không khí trang trọng, phấn khởi của cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, xã, phường.

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Hội Phụ nữ gắn việc học và làm theo Bác với các phong trào thi đua

Hội Phụ nữ gắn việc học và làm theo Bác với các phong trào thi đua

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Gia Lai không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và triển khai nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo.

null