Người thầy đặc biệt Ksor Hnao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (SN 1956, làng Kép, phường Đống Đa) được biết đến là người tạc tượng gỗ dân gian nổi tiếng ở phố núi Pleiku. Ông còn là một người thầy đặc biệt của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả người nước ngoài yêu văn hóa Tây Nguyên.

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao ở trong căn phòng đặc biệt giữa không gian kinh doanh ẩm thực truyền thống của gia đình. Phần lớn diện tích căn phòng là nơi ông cất giữ những hiện vật quý. Tuy số lượng không lớn, nhưng mỗi hiện vật đều vô giá, tiêu biểu cho một mảng màu trong đời sống văn hóa Tây Nguyên. Ngoài 7 bộ chiêng cổ, tượng gỗ quý, chum ché cổ, lục lạc, những chiếc đàn goong nhiều kích cỡ, 2 chiếc khiên bằng gỗ quý… còn có những bằng khen được lồng kính treo trang trọng bên dưới khung ảnh Bác Hồ.

Kể chuyện rừng núi giữa Thủ đô

Chỉ cho tôi những chiếc khiên gỗ thoạt nhìn tựa như chiếc chiêng có núm; mặt trước khắc hoa văn, quanh núm hình ngôi sao nhiều cánh và được khảm da cáo, nghệ nhân Hnao chia sẻ: “Kỹ thuật chế tác khiên rất cầu kỳ, phức tạp và cũng không còn nhiều người biết làm. Mình may mắn lắm mới mua và giữ được những chiếc khiên gỗ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi này. Mình để đây cho con cháu hiểu về truyền thống văn hóa của hiện vật biểu tượng cho tinh thần bảo vệ buôn làng của các dân tộc bản địa Tây Nguyên”.

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao sưu tầm và lưu giữ nhiều hiện vật dân tộc học có giá trị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao sưu tầm và lưu giữ nhiều hiện vật dân tộc học có giá trị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Ksor Hnao được biết đến nhiều nhất với tài năng tạc tượng gỗ dân gian, nhưng ít ai biết, ông còn là bậc thầy ở nhiều lĩnh vực. Năm 1998, ông được mời ra Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để chế tác và biểu diễn đàn goong phục vụ công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc. Ông còn là một trong những nghệ nhân đầu tiên của tỉnh có đóng góp tích cực cho sự hình thành và phát triển Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội). Ông Phan Xuân Vũ-nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-nhớ lại: “Năm 2009, nghệ nhân Ksor Hnao vinh dự đại diện cho các nghệ nhân khởi công khu vực kiến trúc Tây Nguyên tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Ksor Phước. Đây vừa là vinh dự của cá nhân, vừa đánh dấu sự đóng góp của các thế hệ nghệ nhân Gia Lai đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc”.

Nhớ lại sự kiện ấy, nghệ nhân Ksor Hnao kể thêm: “Khu vực xây dựng kiến trúc Tây Nguyên lúc đó còn là bãi hoang đầy lau sậy. Sau khi làm lễ khởi công, mình với ông Y Brơm (cố Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm-N.V) làm lễ cúng theo đúng nghi thức truyền thống để làm nhà rông”. Sau lễ khánh thành khu vực kiến trúc Tây Nguyên, trong 2 tháng, nghệ nhân Ksor Hnao cùng với 6 học trò đã tạc 160 tượng gỗ dân gian để trưng bày, giới thiệu giá trị văn hóa của các dân tộc tại làng. Đây là số tượng gỗ được làm trong thời gian nhanh kỷ lục. “Tượng được làm ra là để phục vụ việc trưng bày lâu dài tại làng nên gỗ cấp cho đoàn nghệ nhân Jrai rất quý. Ý thức điều này nên cả đoàn rất cẩn thận khi tạc tượng, hạn chế việc tạc hỏng sẽ phải bỏ đi khúc gỗ quý. Suốt 2 tháng, ngày nào mình cũng làm việc từ sáng sớm đến chiều muộn, có những ngày đầy cảm hứng, mình làm một mạch từ sáng tinh mơ đến 15 giờ và chỉ khi tạc xong 1 bức tượng mới nghỉ tay ăn cơm”-nghệ nhân Ksor Hnao hồi tưởng.

Có lẽ nhiều bức tượng được nghệ nhân sáng tạo trong những giây phút thăng hoa như vậy đã khiến nhiều du khách phải dừng lại trầm trồ khi ghé thăm làng Jrai trong không gian kiến trúc Tây Nguyên tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm của ông hiện vẫn còn được trưng bày tại Làng phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.

Học trò người Pháp

Danh sách học trò của nghệ nhân Ksor Hnao dài dằng dặc với con số hàng trăm, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến một học trò người Pháp. Ông chia sẻ về cái duyên với người học trò đặc biệt: “Ban đầu, người này đến nhà mình tham quan và mua vài bức tượng gỗ nhỏ. Lần thứ 2, người Pháp đó quay trở lại nhưng mình lại đang ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, ông ấy bay ra Hà Nội để gặp mình. Vì không biết tiếng Pháp và phải qua phiên dịch nên mình chỉ hiểu là người này muốn mình dạy tạc tượng và mình gật đầu. Lần thứ 3, người đó quay trở lại Gia Lai và đến nhà mình ở làng Kép cùng với những bản phác thảo, hỏi mình có thể dạy tạc tượng theo những bức vẽ hay không. Sau đó thì người bạn Pháp ở lại nhà mình 1 tuần, cùng ăn, cùng ở, cùng tạc tượng”.

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (giữa) cùng thế hệ trẻ làng Kép tái hiện lễ cưới truyền thống của người Jrai. Ảnh: Đức Thụy

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (giữa) cùng thế hệ trẻ làng Kép tái hiện lễ cưới truyền thống của người Jrai. Ảnh: Đức Thụy

Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku: “Ông Ksor Hnao là lớp nghệ nhân đầu tiên của tỉnh được phong danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho văn hóa dân tộc, không chỉ trao truyền tri thức cho thế hệ trẻ trong nước và ở nước ngoài trên nhiều lĩnh vực như truyền dạy cồng chiêng, tạc tượng gỗ, chế tác nhạc cụ dân tộc… Ông như một pho sách về tri thức dân gian, nắm giữ công thức chế biến ẩm thực truyền thống, am hiểu các nghi lễ như cúng nhà rông, lễ cưới của người Jrai, thường xuyên tham gia cùng đoàn nghệ nhân làng Kép phục dựng các nghi lễ trong nhiều sự kiện văn hóa”.

Nghệ nhân Ksor Hnao không nhớ chính xác tên người học trò, người bạn Pháp mà ông đã truyền dạy tạc tượng. Nhưng với ông, đó là cuộc gặp gỡ thú vị. “Họ rất trân trọng và yêu văn hóa Tây Nguyên. Họ nói đây là báu vật cần bảo vệ bằng mọi giá”-ông tâm sự.

Với vốn tri thức phong phú, hàng chục năm qua, nghệ nhân Ksor Hnao còn được Trường Cao đẳng Gia Lai mời tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Thạc sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Ánh-Trưởng khoa Văn hóa-Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Gia Lai) cho hay, áp dụng đề tài khoa học cấp tỉnh “Phương pháp dạy và học cồng chiêng của đồng bào Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, nhà trường đã cụ thể hóa thành giáo trình giảng dạy cồng chiêng. “Cùng với giáo trình, nhà trường thường xuyên mời nghệ nhân Ksor Hnao đồng hành với Khoa Văn hóa-Nghệ thuật tham gia nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nghệ nhân Ksor Hnao có kinh nghiệm thực tế và vốn tri thức dân gian phong phú nên các lớp truyền dạy có sự góp sức của ông luôn đạt kết quả rất tốt”-Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Ánh thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.