“Người Pleiku-Những câu chuyện chưa kể”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyện người Pleiku

Series phim tài liệu có chủ đề “Người Pleiku” gồm 10 tập, được đạo diễn Đào Phúc Quang Vũ dành nhiều tâm huyết với mong muốn đưa khán giả khám phá vùng đất cao nguyên qua màn ảnh.

Đạo diễn sinh năm 1982 chia sẻ: “Người Pleiku” là những lát cắt chân thực về cuộc sống của người dân phố núi. Đó có thể là chuyện đời về một cụ già-người giữ ký ức quý giá về vùng đất Pleiku; một chàng trai hay cô gái trẻ đang loay hoay tìm kiếm hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống; một đứa trẻ mồ côi vượt qua khó khăn để theo đuổi ước mơ; một người nông dân ngày ngày nhọc nhằn cày xới trên ruộng đồng vẫn tràn ngập yêu thương với mảnh đất bazan màu mỡ; hay khát khao hạnh phúc như bao người bình thường của những người trong cộng đồng LGBT…

Series phim tài liệu gửi gắm thông điệp về tình yêu, hy vọng và sự sẻ chia. Cho dù cuộc sống có nhiều khó khăn, niềm vui và ý nghĩa vẫn luôn hiện hữu trong những điều nhỏ bé nhất.

Chọn thể loại phim tài liệu, đạo diễn Đào Phúc Quang Vũ mong muốn “Người Pleiku” khắc họa chân thật vẻ đẹp bình dị mà sâu lắng của con người và thiên nhiên. Anh tâm sự: “Chúng tôi muốn tạo ra loạt phim có tính thực tế, nơi người xem có thể kết nối với các nhân vật ở mức độ sâu sắc và đầy cảm xúc. Diễn viên là những con người bình dị chứ không phải là diễn viên chuyên nghiệp, họ được tự do trong thế giới riêng với những khoảnh khắc chân thực nhất.

Điều đó giúp khán giả thấy họ được sống trong câu chuyện của nhân vật và có sự đồng cảm lâu dài. Quá trình casting diễn viên, chúng tôi cũng tập trung vào các tiêu chí: câu chuyện cuộc đời phải hấp dẫn, truyền cảm hứng, cảm xúc nhân vật tự nhiên, chân thật. Nhân vật có sự đa dạng để phản ánh cuộc sống muôn màu của phố núi”.

Hiện Dự án phim “Người Pleiku” đang casting để tuyển chọn nhân vật. Bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, nếu có khả năng kể chuyện và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện đời của mình, đều có thể trở thành nhân vật chính của mỗi tập phim.

Khắc họa Pleiku bản sắc và hiện đại

Đó là trung tâm thành phố với những tòa nhà cao tầng san sát trên những con dốc đặc trưng của đô thị cao nguyên thể hiện sự phát triển năng động. Đó còn là không gian đời thường với hàng quán vỉa hè, những con hẻm nhỏ, ngôi nhà cũ với hiên nhà ngập nắng cất giữ những ký ức rất đời thường, nhưng cũng luôn là nơi chốn người ta muốn trở về nương náu sau những thăng trầm cuộc sống. Bên cạnh đó là những địa điểm biểu tượng như Biển Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết, ngã ba Phù Đổng, Hoa Lư… xuất hiện như những “chứng nhân” cho những chuyện kể về Pleiku.

“Bật mí” về nhạc phim và hiệu ứng âm thanh trong loạt phim tài liệu khắc họa bầu không khí đặc trưng của thành phố ngủ ngon nhất Việt Nam, đạo diễn Đào Phúc Quang Vũ cho biết đây là yếu tố rất được coi trọng. Từ tiếng gió, thanh âm cồng chiêng, nhạc khí từ tre nứa đến những bản nhạc trữ tình bất hủ dành riêng cho phố núi; âm thanh chân thực của đời sống thu âm trực tiếp tại hiện trường cũng đều được chăm chút kỹ lưỡng. Đạo diễn chia sẻ thêm: “Âm thanh và nhạc nền sẽ là người kể chuyện thầm lặng, dẫn dắt khán giả vào thế giới nội tâm của “Người Pleiku”, giúp họ đồng cảm và thấu hiểu hơn về cá tính và bản sắc của con người phố núi”.

Từng là một nhiếp ảnh gia tự do nhưng anh Đào Phúc Quang Vũ còn có niềm đam mê với điện ảnh. Anh từng sản xuất 2 phim điện ảnh “Miền ký ức” (2021) và “Vai anh em tựa vào” (2022) trong vai trò đạo diễn và biên kịch. Trong đó, bộ phim điện ảnh đầu tay “Miền ký ức” (Realm of reminiscence) được trình chiếu tại Liên hoan phim trực tuyến dành cho phim ngắn và phim độc lập trong khuôn khổ Festival Lift-off Global Network 2024 (Lift-Off) do Studio Film Pinewood Studios-hãng phim nổi tiếng của Anh tổ chức. Phim liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng phim truyện tại Lift-Off (diễn ra từ ngày 23-9 đến 6-10-2024).

z5896168835844-90905ba959d6758387869ce2b48cff67-792.jpg

Thiết kế: HOÀNG NGỌC

Ảnh: ĐÀO PHÚC QUANG VŨ

Có thể bạn quan tâm

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.