Người Pleiku hát ở Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Người ta thường ví TP. Hồ Chí Minh như là vùng đất hứa, là bệ phóng của tài năng trên mọi lĩnh vực, nhưng thành công là điều không dễ chút nào giữa sự cạnh tranh khốc liệt ở một thành phố lớn. Người có gốc gác Pleiku tìm cách định danh ở xứ ấy đâu phải ít nhưng thành công và thành danh thì không nhiều. Đầu năm, viết về chuyện lập nghiệp trong lĩnh vực ca hát của người Pleiku ở TP. Hồ Chí Minh cũng khá thú vị.  

Cái xôn xao trong hoạt động nghệ thuật, nhất là ca nhạc, ở chốn ấy khá hấp dẫn, mời gọi nhiều tài năng Pleiku quyết định “xuống núi”. Điểm lại một năm qua, có thể thấy nổi lên 2 gương mặt đã dần định vị được mình giữa bầu trời âm nhạc Sài Gòn, đó chính là Cao Công Nghĩa và Đặng Ánh Nguyệt.

 

Ca sĩ Cao Công Nghĩa. Ảnh: N.S
Ca sĩ Cao Công Nghĩa. Ảnh: N.S

1. Có khả năng ca hát bẩm sinh, Cao Công Nghĩa xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu ở Pleiku rất sớm, từ năm 14 tuổi, để phụ cha mẹ nuôi em và chính mình ăn học. Vừa đủ lớn, cũng từ đam mê ca hát và áp lực mưu sinh, cô gia nhập và trở thành diễn viên Đoàn Nghệ thuật Đam San. Ước mơ tiếp tục đi học cứ đau đáu bên mình, Cao Công Nghĩa quyết định thi vào Đại học Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội ở TP. Hồ Chí Minh năm 2013.

Cô chia sẻ: “Đây là khoảng thời gian khó khăn, không được hỗ trợ kinh phí từ đơn vị công tác, tứ cố vô thân, không bạn bè, một mình xoay xở giữa cái nhộn nhịp xô bồ của thành phố lớn”. Ca hát kiếm sống và học tập đã bổ sung cho nhau để Nghĩa vượt qua khó khăn. Việc tham gia cuộc thi “Thần tượng Bolero” năm 2016 của VTV là một quyết định táo bạo của Cao Công Nghĩa. Một lần nữa giọng hát của Phố núi lại vượt khó để đoạt giải vàng. Đây thực sự là một ngã rẽ mới cho cô trong sự nghiệp ca hát. Cái tên Cao Công Nghĩa chính thức được gắn sao trong showbiz Việt. Nghĩa chia sẻ: “Tất cả những gì có được bây giờ trước hết là để báo ân cho người mẹ suốt đời tần tảo vì con”.

 

Ca sĩ Đặng Ánh Nguyệt. Ảnh: N.S
Ca sĩ Đặng Ánh Nguyệt. Ảnh: N.S

2. Đặng Ánh Nguyệt cũng có một khả năng ca hát thiên phú. Nguyệt hát trước công chúng rất sớm, từ lúc còn đang trong lứa tuổi nhi đồng. Lớn hơn, vào cấp học THCS, Nguyệt sinh hoạt tích cực trong đội xung kích của Thành Đoàn Pleiku. Sau đó, cô được tuyển vào Đoàn Nghệ thuật Đam San và phục vụ ở đơn vị này suốt 6 năm. Sự bình lặng trong nghiệp ca hát trong suốt thời gian này khiến Nguyệt quyết định rời đoàn và giã từ con đường tưởng đã được định đoạt từ thuở ấu thơ.

Những bươn chải vì cuộc sống khiến cái tên Ánh Nguyệt bẵng đi trong hoạt động âm nhạc quần chúng lẫn chuyên nghiệp ở Pleiku trong vài năm, cho đến khi Nguyệt tình cờ gặp người biên tập và dẫn chương trình của một địa chỉ ca nhạc có tiếng ở Pleiku. Sau khi nghe cô hát “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh khuyên Nguyệt nên trở lại. Và chỉ một tuần sau, giọng hát ấy đã lại cất tiếng trong đêm nhạc chủ đề về Trịnh. Rất nhanh, người yêu nhạc Pleiku đặt cho Nguyệt cái nickname “Khánh Ly Phố núi”. Đúng là khi nghe Nguyệt hát nhạc Trịnh, người ta nhận ngay ra nét Khánh Ly. Nhưng không chỉ có từng đó, giọng ca này còn có biệt tài tái hiện chất giọng của các danh ca vang bóng một thời. Người nghe sẽ nhận ra ngay chất Hoàng Oanh qua “Tiếng còi trong sương đêm”, Phương Dung với “Nỗi buồn gác trọ”... Và thật thú vị, chất giọng độc đáo của Carpenters cũng được tìm thấy khi nghe Ánh Nguyệt hát “Yesterday Once More”.

Cách đây 2 năm, Đặng Ánh Nguyệt quyết định thử sức mình tại TP. Hồ Chí Minh. Nguyệt kể: “Suốt mấy tháng trời, hết ở nhờ rồi ở trọ, bôn ba xin hát bất cứ nơi nào. Có lẽ mình không xinh, ngoại hình không bắt mắt nên chẳng nơi nào để ý. Nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc, tiếp tục theo đuổi, tìm sân chơi hợp với mình. Tôi tự nhủ mình cần chậm lại, tất cả đều tùy duyên...”. Và duyên cũng chẳng đến chậm: Từ một vài nhóm sinh hoạt không chuyên mà Nguyệt tham gia để đỡ nhớ sân khấu, hữu xạ tự nhiên hương, giọng hát ấy không cần xin xỏ nữa mà bây giờ đang là cái tên chủ lực, không thể thiếu của Đồng Dao, Ân Nam, We..., những phòng trà nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh. Một tuần 7 đêm kín lịch và dư thừa những lời mời từ nhiều nơi khác.

Nếu Cao Công Nghĩa tỏa sáng trên các sân khấu lớn, gameshow truyền hình thì Đặng Ánh Nguyệt lắng đọng hơn trong các không gian phòng trà, buộc người nghe phải xuýt xoa khi cô cất tiếng. Không thể so sánh họ với nhau vì mỗi người một vẻ. Chỉ có một điểm chung của họ, đó là thường nhắc về Pleiku, về thành phố cao nguyên nơi họ đã sinh ra và lớn lên, với tất cả niềm trân trọng và yêu mến.

Nguyễn Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tri ân những người ngã xuống

Tri ân những người ngã xuống

Hơn ba thập kỷ qua, hành trình tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia về nước của Đội K53 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) là hành trình thiêng liêng tri ân những người đã ngã xuống.

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tiếng ve gọi hè

Tiếng ve gọi hè

(GLO)- Ai cũng từng trải qua những ngày cắp sách đến trường, cũng từng háo hức đợi tiếng ve gọi hè sang, từng bâng khuâng trước những cánh hoa phượng vĩ đầu mùa.

“Được gần bên Bác thảo nào cá ngoan”

“Được gần bên Bác thảo nào cá ngoan”

(GLO)- Tôi còn nhớ, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, ngày 15-11-1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh phát động phong trào “Ao cá Bác Hồ”, lấy ao cá của Bác ở Phủ Chủ tịch làm kiểu mẫu.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi còn là nơi người làm báo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ. Ảnh: Minh Châu

Lắng đọng Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng

(GLO)- Là những giọng ca không chuyên, nhưng mỗi tiếng hát cất lên từ Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng lại chan chứa tình yêu nghề, yêu quê hương với truyền thống văn hóa-lịch sử. Đó cũng là cảm xúc lắng đọng trong cuộc hội ngộ giữa những người làm báo và các lực lượng đồng hành.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.