Ngọt ngào lời ru

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.

Hát ru là việc làm thường xuyên của những người mẹ qua nhiều thế hệ. Hình ảnh đứa trẻ đưa bàn tay bụ bẫm ôm lấy mẹ luôn rất đẹp và gợi nhiều cảm xúc. Lời ru như những khúc tâm tình, những câu chuyện kể mà người mẹ, người bà dành cho em bé. Những câu hát có thể khác nhau về ngôn ngữ, làn điệu nhưng tất cả đều có chung sự ngọt ngào và đong đầy yêu thương.

Đứa trẻ được mẹ ẵm bồng, vỗ về bằng những câu hát ru thường có một tuổi thơ êm đềm. Lời ru ấy luôn in sâu trong tiềm thức của chúng. Có thể nói, cùng với những nhu cầu thiết yếu nuôi dưỡng thể chất của một đứa trẻ thì lời ru là một món ăn tinh thần không thể thiếu giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh cả về thể chất và tâm hồn.

Ngọt ngào lời ru của mẹ (ảnh minh họa: Kim Cương/nguồn baohaiquanvietnam.vn)

Ngọt ngào lời ru của mẹ (ảnh minh họa: Kim Cương/nguồn baohaiquanvietnam.vn)

Tôi đã rất xúc động khi xem một chương trình kể về cuộc đoàn tụ của người con tìm về quê mẹ sau hơn nửa đời lưu lạc. Ngày rời quê, xa mẹ ra đi, anh còn là một đứa trẻ, có cuộc sống vất vả nhưng đầy tình thương của mẹ. Bất hạnh đã đẩy anh trở thành đứa trẻ bơ vơ và dần quên đi nhiều thứ. Anh không thể nhớ tên cha mẹ hay bất kỳ người thân nào trong gia đình. Nhưng ký ức còn lại trong anh lại là những bài hát ru đậm chất Huế. Để rồi anh mang máng nhớ ra quê mình ở Huế, mẹ thường đánh cá trên phá Tam Giang.

Cũng nhờ những cứ liệu đó mà anh tìm được quê mẹ. Ngày trở về, anh ngập tràn trong nước mắt. Đó là những giọt nước mắt của niềm vui, niềm hạnh phúc, nước mắt của nhớ thương, tiếc nuối. Và trong sâu thẳm tâm hồn anh, những lời hát ru ngọt ngào và hình ảnh của mẹ không bao giờ phai nhòa. Tiếc rằng, người mẹ ấy đã không đợi được đến ngày anh trở về mà ra đi khi trong lòng còn canh cánh nỗi lo cho đứa con thất lạc.

Tôi cũng lớn lên với những lời ru ngọt ngào của mẹ. Vậy nên, những câu hát mẹ ru con, ru cháu cứ đi vào lòng tôi một cách vô thức để rồi tôi lại dùng chính những câu hát đó ru con. Mẹ tôi là một người nông dân mộc mạc. Lời ru dân dã của mẹ dù không mượt mà như những lời hát sau này tôi được nghe trên đài, trên các phương tiện khác, nhưng câu hát của mẹ cứ như những giọt nước mưa mát dịu thấm vào lòng mỗi đứa con.

Trong ký ức của tôi, lời ru ấy là những bài học về công cha, nghĩa mẹ, về nỗi lòng của những người phụ nữ phải xa cha mẹ đi làm dâu xứ người, về tình yêu chung thủy sắt son, không ham vật chất giàu sang. Cũng có những lời hát kể những câu chuyện lịch sử về người lính phải giã từ cha mẹ, vợ con để ra nơi chiến trận...

Có thể thấy, lời ru được đúc kết từ cuộc sống, văn hóa vùng miền và kinh nghiệm bao đời của người dân. Qua những câu hát, đứa trẻ có thể cảm nhận được tình cảm của người ru. Lời ru có thể vui, có thể buồn tùy theo tâm trạng người mẹ, nhưng với mỗi đứa con, chỉ cần nằm trong lòng mẹ, có hơi ấm của mẹ là có thể ngủ ngon và cảm thấy an toàn, tin cậy.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều người mẹ trẻ không có thời gian dành cho con, lại thêm sự tin tưởng vào những thiết bị công nghệ khiến họ đánh giá thấp việc hát ru con.

Thực tế là những lời ru, cũng như tình cảm yêu thương của ông bà cha mẹ là điều không thể thay thế với mỗi đứa trẻ. Còn gì hạnh phúc hơn khi mỗi người lại có thể hát ru con bằng những câu hát ngày xưa của mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đồ cũ

(GLO)- Có lẽ thuộc tuýp người hoài cổ nên tôi thường tiếc nuối những điều thuộc về xưa cũ. Đôi khi, không hẳn là những khắc khoải mơ hồ mà ám ảnh tôi bằng cả một vùng ký ức ắp đầy nhớ thương day dứt. Một ngày bất giác chạm vào, lòng lại chênh chao nhớ người, nhớ về một thời gian khó ngày xưa.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.