Ngõ nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Có lẽ ai sinh ra nơi thôn quê cũng đã từng lớn lên cùng những con ngõ nhỏ. Đó không chỉ là nẻo đi về thân thuộc, mà còn là nơi lưu giữ những bước chân chập chững đầu đời. Đó là nơi đám bạn thập thò bờ giậu rồi bí mật phát những tín hiệu để người trong nhà trốn cha mẹ mà gia nhập vào đám “phá làng phá xóm” biết bao buổi trưa nắng như nung. Đó là nơi ánh mắt ai ngại ngùng trao gửi lời yêu thương thuở đầu đời…

Còn bao nhiêu những điều đẹp đẽ mà con ngõ nhỏ đã chứng kiến và lưu giữ. Nguyễn Bính chẳng đã từng thủ thỉ câu chuyện về cô hàng xóm “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn” đó sao. Cũng cùng cảm hứng về con ngõ như vậy, Nguyễn Đại Nghĩa lại kể “Ngày xuân bên giậu cúc tần/Chiều mưa em đứng bần thần đợi tôi”…

Những con ngõ nơi miền quê thường gắn với màu xanh cây lá. Đó là màu xanh thân thuộc của tre trúc, của râm bụt, cúc tần, của chè lam, duối dại… Đó là sắc xanh của làng quê, thứ màu sắc làm nên sự thanh tĩnh và yên bình. Những con ngõ đúng như miêu tả trong thơ của Nguyễn Khuyến: “Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe” còn gợi ra bao nhiêu vẻ kỳ bí và trí tò mò.

Chúng tôi chẳng đã có những đêm nhìn ra con ngõ lập lòe đom đóm mà chìm vào những câu chuyện đầy liêu trai, rồi sợ sệt xin ngủ lại nhà đứa bạn vì không đứa nào dám về. Hoặc giữa đêm tối ấy, cả đám ù té chạy khi một đứa nào đó bỗng dưng hét toáng lên để hù dọa những đứa nhát gan.

Niềm vui ngỏ nhỏ. Minh họa: HUYỀN TRANG

Niềm vui ngỏ nhỏ. Minh họa: HUYỀN TRANG

Bốn mùa đi qua, khi hoa bưởi thơm vào lòng đêm đưa mùa xuân về, con ngõ như ướp đượm trong ngào ngạt hương hoa. Rồi những đêm mùa hè có trăng, bờ tre, bụi duối thành nơi trốn tìm của đám trẻ hiếu động nơi ngõ nhỏ. Mùa thu vẽ lên tán cây xoan sắc vàng mơ lác đác buông xuống những chiếc lá nhuốm màu thời gian, bâng khuâng xao xuyến. Rồi cây lá khẳng khiu dần khi những cơn gió mùa tràn về đem theo hơi lạnh. Con ngõ cũng náo nhiệt hay vắng vẻ theo mùa.

Xuân qua đông tới, chỉ bàn chân trẻ nhỏ loanh quanh đầu ngõ ngóng mẹ về là mùa nào cũng vậy. Mẹ đi chợ hay làm đồng, đám trẻ cũng dõi ra đầu ngõ mà ngóng mà trông. Những con ngõ dìu đôi bàn chân nhỏ dần trở nên cứng cáp, rồi rời xa. Người trông ra nơi đầu ngõ ngóng đôi bàn chân trẻ nhỏ ngày nào trở về lại là những người mẹ. Bãi bể nương dâu, vật đổi sao dời, gói gọn lại thành điều đơn giản đến nhường ấy.

Tôi đã đặt bàn chân mình qua bao nhiêu con ngõ nhỏ. Có phải từ ký ức xa xưa mà tôi luôn dành những cảm xúc đặc biệt cho những con ngõ quanh co phủ bóng cây xanh mà mình từng chạm tới.

Từ những con ngõ dốc ngược dựng đứng dẫn lối trên những rẻo cao đến những con ngõ rợp bóng hàng dừa nơi miền Tây sông nước. Từ những con ngõ nhỏ nơi phố phường chật chội ngược chiều còn có thể chạm vai nhau đến những lối ngõ được cắt tỉa đẹp chỉn chu nơi nhà vườn xứ Huế… Nơi nào cũng như chạm khắc vào tôi những mến thương không gì có thể mờ phai được.

Bao nhiêu năm nơi phố thị, nhà tôi cũng nép mình trong ngõ nhỏ. Mỗi lần nghe lời hát “ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó”, lòng tôi lại như cựa quậy bởi hàng trăm con ngõ dẫn lối về những ngôi nhà tràn đầy sự ấm áp nép mình sau những rặng biếc xanh.

Con ngõ không chỉ là một lối đi về. Có khi, nó còn là một phần cấu thành văn hóa, một phần làm nên đời sống, như một phần hơi thở không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Dù sinh trưởng ở thành thị hay nông thôn, ngõ phố hay ngõ quê, với những người có tình, có lẽ trong tâm thức, cái nẻo đi về nhỏ bé ấy sẽ mãi níu giữ đôi bàn chân ta.

Có thể bạn quan tâm

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian.