Ngôi "quán quân" giàu nhất Việt Nam lại... đổi chủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mất hơn 50% giá trị, cổ phiếu ROS (Công ty CP Xây dựng FLC Faros - mã ROS) khiến đương kim “quán quân” trên sàn chứng khoán Việt Nam - tỷ phú Trịnh Văn Quyết, mất gần 25.000 tỷ đồng và bị soán ngôi bởi tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam-ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup...

Cổ phiếu ROS mất giá 50% khiến ông Trịnh Văn Quyết mất ngôi đầu bảng người giàu nhất Việt Nam (Ảnh: IT)
Cổ phiếu ROS mất giá 50% khiến ông Trịnh Văn Quyết mất ngôi đầu bảng người giàu nhất Việt Nam (Ảnh: IT)


Kết thúc phiên giao dịch chiều qua 20-6, cổ phiếu ROS tiếp tục có phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp. So với thời điểm đỉnh cách đây hơn 3 tháng (ngày 15-3), cổ phiếu ROS đã mất hơn 50% giá trị, từ mức giá 177.800 đồng/CP về mức giá 84.300 đồng/CP.

Tính đến chiều 20-6, với việc nắm giữ hơn 289,55 triệu cổ phiếu ROS (tương đương 67,34% cổ phần Faros) và 124,18 triệu cổ phiếu FLC (17,9% cổ phần FLC), khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết tính theo thị giá cổ phiếu hiện tại chỉ còn hơn 25.297 tỷ đồng, giảm mất gần 50% so với thời điểm giá cổ phiếu ROS lên tới 177.800 tỷ đồng - thời điểm mà tổng tài sản của ông Trịnh Văn Quyết lên tới con số hơn 50 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, việc giảm hơn 50% giá trị tài sàn khiến ông Quyết mất ngôi “quán quân” trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

Người giành vị trí này cũng không quá lạ lẫm bởi ông chính là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với khối tài sản tính đến thời điểm chiều 20-6 là hơn 30.623 tỷ đồng, cao hơn tỷ phú Trịnh Văn Quyết gần 5.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, từ ngày 1-6 đến nay, cổ phiếu VIC (Tập đoàn Vingroup) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng liên tục, từ mức giá 40.550 đồng/CP lên mức 42.300 đồng/CP như thời điểm hiện tại (có thời điểm lên 43.100 đồng/CP). Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của Vingroup là 113.685 tỷ đồng và giá trị tài sản của ông Vượng đạt 31.131 tỷ đồng, trở lại vị trí dẫn đầu trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Trong khi đó với ROS, mới đây ngày 10-6-2017, quỹ V.N.M ETF đã đưa ROS vào danh mục. Động thái này đã khiến mã cổ phiếu ROS có 2 phiên tăng trần liên tiếp, từ mức giá 105.400 đồng/CP lên mức 120.500 đồng/CP. Tuy nhiên, sau đó ROS quay đầu liên tục và đến nay chỉ còn 84.300 đồng/CP (mất hơn 30% giá trị).

Còn nhớ, cách đây hơn 7 tháng, kể từ khi chính thức lên sàn ngày 1-9-2016, giá cổ phiếu ROS đã tăng phi mã từ mức 12.600 đồng/CP lên mức cao nhất vào ngày 15-3-2017 là 177.800 đồng/CP. Đến ngày 27-10-2016, ông Quyết đã có 2 giờ giữ vị trí quấn quân sàn chứng khoán khi cổ phiếu ROS tăng trần lên 79.100 đồng/CP.

Đặc biệt, ngày 14-11-2016, tài sản của ông Quyết đã vượt tỷ phú Phạm Nhật Vượng với khối tài sản khoảng 33.247 tỷ đồng khi giá cổ phiếu ROS tăng tới 116.200 đồng/CP. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2010, ông Vượng bị soán mất vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

Dù vậy, khi tổng tài sản của ông Quyết cao hơn nhiều so với ông Vượng nhưng theo danh sách tỷ phú USD mới nhất của Forbes công bố vào cuối tháng 3, Việt Nam chỉ ghi nhận 2 tỷ phú USD thế giới, là ông Vượng với khối tài sản ròng đạt 2,4 tỷ USD và bà Nguyễn Thị Phương Thảo-Tổng giám đốc Vietjet Air với 1,2 tỷ USD. Trong khi đó, ông Quyết dù với khối tài sản theo giá trị chứng khoán đã vượt 2,2 tỷ USD vẫn không được Forbes công nhận.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.