"Ngọc giá" với nghề gia truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đĩa rau ăn sống đẹp mắt, ngon miệng không thể thiếu những cọng giá đỗ trắng ngần. Có lẽ vì thế mà nghề làm giá ra đời cùng với nghề trồng rau.
 

 Anh Ngọc “tắm” cho giá. Ảnh: Đ.P
Anh Ngọc “tắm” cho giá. Ảnh: Đ.P

Gọi là giá đỗ nhưng chỉ được làm từ đậu xanh, các loại đậu khác thì không. Khẩu ngữ dân ta ưa “vắn tắt” nên lược bỏ, vẫn hiểu. Có nhiều cách làm giá, nơi gần bờ cát thì làm giá cát sạch, cọng giá mềm ngọt và thơm. Quy mô sản phẩm ít, dùng trong gia đình thì “ủ” trong chõ sành, nồi đất… Hiện đại, đã có máy làm giá, nội trong 3 ngày là được, cọng giá ngắn búp, mập ú, ngọt thơm thôi rồi!

Để hiểu thêm về cái nghề khá thú vị này, vừa rồi, tôi tìm đến  “Ngọc giá” (Nguyễn Văn Ngọc, 270 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku). Anh cho biết: “Đến đời tôi là thế hệ thứ ba của gia đình sống bằng nghề làm giá. Từ hạt đậu cho ra giá đỗ mất đến 5 đêm và 6 ngày, qua các công đoạn ngâm đậu với nước vôi pha loãng, cho vào thạp sành ủ lá tre hay lá tranh săn (bây giờ thì nguyên liệu này hiếm quá nên ủ bằng tấm lưới cước đan dày, nhỏ sợi), tưới nước giếng 6 lượt/ngày, chia đều khoảng cách thời gian trong ngày. Nhiệt độ trong ngày ấm lạnh khác nhau thời gian cho giá uống nước cũng khác nhau, gọi chút bí quyết nghề. Dù kinh nghiệm đến mấy, năng suất cũng không như ý muốn, còn phụ thuộc vào chất lượng đậu, vào thời tiết… Mỗi ngày, tôi ủ trung bình khoảng 35 kg đậu, cho ra gần 200 kg giá, “phủ sóng” gần như hầu hết các quán phở lớn ở Pleiku; còn lại, chuyển đi các huyện lân cận”.

Về khái niệm “giá sạch”, anh Ngọc khẳng định: “Nghề ủ giá truyền đời của gia đình tôi nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng tẩy chay từ lâu. Công đoạn ngâm nước vôi loãng chỉ có nghĩa giúp hạt đậu ấm, nhanh tách vỏ và cây giá “cứng cáp”, hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Điều này càng được khẳng định, vì hàng ngày tôi luôn để lại “mẫu” ở các quán phở lớn ở Pleiku như: Phở Hoàng, phở Ngọc Sơn, phở Hồng… để cơ quan chức năng kiểm định. Làm ăn với nhau mấy chục năm qua chưa hề có điều tiếng gì”.

Nghề ủ giá tuy không nặng nhưng nhọc. Chỉ riêng việc “tắm giá” giữa mùa giá buốt, nghe thôi cũng lạnh hết cả người! “Hết tiếp xúc với nước, rồi rong ruổi ngoài đường từ sáng sớm; đến cuối chiều bỏ hàng, thu tiền nhưng thu nhập cả vợ chồng chỉ chừng 600.000 đồng/ngày. Nhiều đứa em con chú ruột tôi không theo đuổi nghề, dù nghề nuôi chúng lớn khôn”-anh Ngọc tâm sự.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.