Ngộ độc thuốc diệt cỏ gia tăng đột biến dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chưa năm nào, Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) lại tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat như năm nay.

Một bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Trung tâm chống độc. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Một bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Trung tâm chống độc. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)



Tiến sỹ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong 5 ngày tết Mậu Tuất đã có 13 trường hợp đến Trung tâm chống độc điều trị vì ngộ độc thuốc diệt cỏ (paraquat).

Tết năm nay số trường hợp ngộ độc paraquat Tết Mậu Tuất tăng đáng kể so với các năm trước đó.

Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 ngày Tết Mậu Tuất đã có 37 bệnh nhân bị ngộ độc được chuyển đến Trung tâm chống độc, có ngày có đến 10 trường hợp ngộ độc được chuyển đến Trung tâm.

Trong số bệnh nhân này có 5 trường hợp ngộ độc rượu, 4 trường hợp ngộ độc ma túy tổng hợp, 3 trường hợp ngộ độc chất ăn mòn, 2 trường hợp ngộ độc thực phẩm, đặc biệt có 13 trường hợp ngộ độc thuốc diệt cỏ (paraquat)…

Thống kê số ca ngộ độc tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Các trường hợp ngộ độc paraquat thường có nhiều lý do khác nhau như bức xúc chuyện gia đình, làm ăn thua lỗ, mâu thuẫn chuyện tình cảm.

Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng - Trung tâm chống độc cho hay, bệnh nhân ngộ độc paraquat thì 70% số ca là tử vong và tùy thuộc vào nguời uống lượng bao nhiêu, từ 50ml đã tử vong.

Hiện nay, cả Việt Nam và thế giới cũng chưa có cách điều trị triệt để với các bệnh nhân uống parquat. Cách khử độc là rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng kết quả rất hạn chế. Trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày, đa phần tử vong trong 5- 7 ngày, thậm chí bệnh nhân tỉnh táo đến 3 tháng nhưng vẫn có thể chết do suy hô hấp.

Tiến sỹ Dũng cũng cho biết thêm: “Những trường hợp bị ngộ độc paraquat thường tỉnh táo cho đến lúc chết trong tình trạng suy gan. Các trường hợp này đều mong muốn được cứu sống, chúng tôi cũng rất nỗ lực để cứu bệnh nhân, tuy nhiên có những trường hợp do uống quá nhiều lượng paraquat nên không qua khỏi."

Được biết, trong năm 2017 hầu như trung bình mỗi ngày, Trung tâm chống độc đều tiếp nhận điều trị một trường hợp ngộ độc paraquat, đa phần không cứu được.

Thùy Giang (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.