Ngộ độc do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 14-6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, đang tiến hành cấp cứu cho một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu.

Theo thông tin ban đầu, ngày 12-6, trong khi đi rẫy, anh R.L.T (SN 1989, trú tại làng Sơn, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đã nhặt một số cây nấm mọc trên nhộng ve sầu rồi đem về chế biến để ăn.

loai-nam-ma-anh-t-da-an-va-bi-ngo-doc-anh-hoang-nam.jpg
Loại nấm mà anh T. đã ăn và bị ngộ độc. Ảnh: Hoàng Nam

Sau khi ăn vào rạng sáng 13-6, đến trưa cùng ngày, anh T. có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy nên gia đình đã đưa anh đi cấp cứu ở Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ. Xác định đây là ca bệnh nặng liên quan đến độc tố trong nấm, Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ đã chuyển anh T. đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Hiện anh T. đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Được biết, trước đó, vào tháng 5-2025, một người dân tại xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) cũng rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

(GLO)- Tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, qua hơn 2 tháng kêu gọi vận động đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc-Thận nhân tạo, bệnh viện đã nhận được gần 420 triệu đồng từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ.

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

(GLO)- Loãng xương vốn được xem là căn bệnh của người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng “trẻ hóa”. Không ít người trong độ tuổi 20-30 đã phải đối mặt với nguy cơ xương giòn, mật độ xương thấp do lối sống thiếu vận động, dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lạm dụng đồ uống có gas, cà phê.

null