Nghiên cứu Mỹ: Liên kết bất ngờ giữa vitamin D và ung thư ruột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Boston (Mỹ) đã tìm hiểu lời đồn 100 năm tuổi về mối liên quan khó hiểu giữa bệnh ung thư và việc bổ sung vitamin D.

Theo bài công bố trên tạp chí JAMA Network Open, việc nạp đầy đủ vitamin D ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có khả năng cải thiện cơ hội sống sót sau ung thư lên tới 2,5 lần.

Trong suốt 100 năm, người ta tin rằng thiếu nắng, thiếu vitamin D có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư chết người như ung thư ruột (đại trực tràng), ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú...

Nhưng giới khoa học thì hoài nghi và các nghiên cứu đôi khi cho kết quả không đồng nhất.

Có thể bổ sung vitamin D theo nhiều cách, bao gồm dành thêm thời gian ngoài trời. Ảnh minh hoạt từ Internet

Có thể bổ sung vitamin D theo nhiều cách, bao gồm dành thêm thời gian ngoài trời. Ảnh minh hoạt từ Internet

Công trình mới tập trung hơn vào cơ chế tác động của vitamin D đối với bệnh ung thư đường tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là ung thư ruột - một trong những nhóm ung thư phổ biến và gây chết người nhiều nhất thế giới.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS-TS-BS Michael F. Holick từ Trường Y khoa Chobanian & Avedisian thuộc Đại học Boston phát hiện vitamin D, đặc biệt là D3 tác động mạnh đến hoạt động của gen p53 trong cơ thể.

Gien p53 là "nhà máy" tạo ra protein p53, có tác dụng ngăn chặn các tế bào trở nên ác tính. Bệnh ung thư biến đổi gien này và khiến protein p53 bị đột biến, từ đó tạo ra các khối u kháng trị.

Nhưng một hệ miễn dịch hoạt động mạnh nhờ nạp đủ vitamin D sẽ giúp chiếm lại quyền kiểm soát việc sản xuất và giải phóng protein p53 bị đột biến.

Một thí nghiệm cho thấy cơ hội sống sót sau ung thư được cải thiện tới 2,4 lần ở các bệnh nhân được bổ sung 2.000 IU vitamin D3 mỗi ngày, khi so sánh với người không bổ sung.

Vitamin D bao gồm D3 không khó tìm kiếm: Nó có thể được sản sinh tốt qua việc tiếp xúc với ánh nắng, nhất là khi bạn ở vùng nhiệt đới; bổ sung qua việc ăn một số thực phẩm như cá, đậu, trứng, sản phẩm từ sữa,... và uống bổ sung qua các viên uống giá thành thấp, hầu như có thể tìm thấy bất cứ đâu trên thế giới.

Kết quả này cũng gợi ý cho một liệu trình can thiệp dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư ruột hay ung thư đường tiêu hoá nói chung, nhằm cải thiện kết quả điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.