Nghĩa tình nơi biên cương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở dãy núi Trường Sơn hùng vĩ đang diễn ra những chuyến thăm hỏi thắm đượm tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào do Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp cùng với ngành chức năng tổ chức nhân dịp Tết Bunpimay.

 Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng nhân dân bản Ka Lô (Lào) chung vui cùng điệu múa Lăm Vông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng nhân dân bản Ka Lô (Lào) chung vui cùng điệu múa Lăm Vông


Khi loài hoa muồng vàng nở rộ cũng là lúc người dân Lào rộn ràng đón Tết té nước (Bunpimay), cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Chung khát vọng ấy, chúng tôi đã vượt núi, băng đèo cùng cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế sang thăm và tặng quà tết, gồm lương thực, thực phẩm, quần áo mới cho người dân bản Ka Lô, nước bạn Lào. Ông Kê Oi, Trưởng bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông - Lào, nhớ lại hơn 10 năm về trước, bản Ka Lô nằm sâu trong núi, lại không có đường đi, muốn đến trung tâm huyện Kà Lừm phải mất mấy ngày vất vả băng rừng, lội suối. Rau rừng, rễ cây trở thành thức ăn chính nuôi lớn những đứa trẻ trong bản.

Hiểu và thương người dân, BĐBP Thừa Thiên-Huế nói chung và Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt nói riêng đã phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào cùng chung tay giúp đỡ người dân bằng việc khảo sát và tổ chức di dân trong bản này đến địa điểm tái định cư mới gần đường giao thông, thuận lợi cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt còn mang đồ ăn đến từng nhà dân; tổ chức thăm khám và cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí cũng như cõng vật liệu đến xây nhà giúp mọi người nhằm ổn định cuộc sống…

“Bản Ka Lô đã có hơn 40 ngôi nhà xây mới. Điện đã về với bản. Kinh tế ổn định, trẻ con được học hành đầy đủ, không còn cảnh thiếu ăn. Ai cũng nhận thấy sự chuyển mình rõ rệt từ một bản nghèo Ka Lô trước đây, đang từng bước khởi sắc là nhờ một phần đóng góp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt cũng như Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên-Huế… Người dân bản mình ai cũng hứa tiếp tục nỗ lực xây dựng biên giới Việt - Lào ổn định, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị keo sơn, gắn bó đặc biệt giữa 2 đất nước, dân tộc anh em”-ông Kê Oi phấn khởi nói.

 

 Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng nhân dân bản Ka Lô (Lào) chung vui cùng điệu múa Lăm Vông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng nhân dân bản Ka Lô (Lào) chung vui cùng điệu múa Lăm Vông


Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt đóng quân tại xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đang quản lý 18km và 10 cột mốc biên giới nước ta với nước bạn Lào cùng một cửa khẩu quốc gia A Đớt. Địa bàn quản lý đặc thù nên Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt đã chủ động phối hợp với bạn tăng cường tuần tra và thường xuyên phối hợp thực hiện các hoạt động nghĩa tình như xóa nhà tạm, tặng quà cho các hộ nghèo; hỗ trợ kịp thời và khắc phục những khó khăn xảy ra trong đời sống hàng ngày đối với người dân khu vực 2 bên biên giới.

Trung úy Xổm Xay, Đại đội phó quân sự Đại đội Bảo vệ Biên giới 531, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sê Kông, vui vẻ cho biết: “Dịp Tết cổ truyền của nhân dân các bộ tộc Lào, những người anh em, đồng chí đang công tác tại Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt có truyền thống là sang cùng chung vui và chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Đại đội Bảo vệ Biên giới 531, cũng như nhân dân bản Ka Lô và một số bản khác tại huyện Kà Lừm. Qua đó, tạo thêm cơ hội gắn chặt tình đoàn kết để hai bên cùng nhau giữ gìn, xây dựng biên giới bình yên, giàu đẹp, thắm đượm nghĩa tình anh em Việt - Lào”.

Dịp này, nhằm thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, vun đắp, gìn giữ tình cảm tốt đẹp giữa hai dân tộc “Mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”, đoàn cán bộ BĐBP Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh đã đến thăm, chúc tết cổ truyền Bunpimay và tặng quà các đơn vị lực lượng vũ trang 2 tỉnh Sê Kông, Salavan (Lào) đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, gồm: Trạm công an Tà Vàng, Đại đội Bảo vệ Biên giới 531 của tỉnh Sê Kông; Trạm công an Kô Tài, Đại đội Bảo vệ Biên giới 511 của tỉnh Salavan. Các đơn vị nước bạn Lào cảm động vì sự quan tâm đặc biệt của đoàn công tác, đồng thời khẳng định luôn hợp tác chặt chẽ với các đồn biên phòng của Thừa Thiên-Huế, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.