Nghĩa cử cao đẹp của ông già Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với những nghĩa cử cao đẹp, ông Quách Trọng Hoan (sinh năm 1941, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, Gia Lai) được người dân địa phương gọi bằng cái tên thân mật là ông già Biển Hồ.

 Mỗi buổi chiều, ông thường đi bộ tại một góc Biển Hồ như người lính tuần tra biên giới.
Mỗi buổi chiều, ông thường đi bộ tại một góc Biển Hồ như người lính tuần tra biên giới.



Tên thật của ông cũng được người dân làng Bàng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (Gia Lai) đặt cho một ngọn núi tại địa phương là Chư Hoan (núi Hoan) vì ông đã vận động, giúp đỡ nhân dân tập trung sản xuất, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu.

Ông Hoan là người làng Liêm Trung, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Năm 1965, khi đang là học sinh, vì lòng yêu nước, ông xung phong đi đánh giặc. Sau đó, được tổ chức phân công sang Tà Khống (Lào). Năm 1968, trong trận tổng tiến công Tết Mậu Thân đánh về thành phố Pleiku, ông bị thương tại xã Biển Hồ. Đứng trước tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát (trong khuôn viên khu di tích lịch sử-văn hóa Biển Hồ ngày nay) ông hứa nếu sau khi đất nước giải phóng và còn sống ông sẽ quay về Biển Hồ, tỉnh Gia Lai dốc tâm làm việc thiện.

Sau giải phóng, ông quay về Gia Lai như đã hứa. Từ đó đến nay, ông không ngừng thực hiện những nghĩa cử cao đẹp giúp đời.

Biển Hồ là hồ nước ngọt rộng và sâu, nhiều người tìm đến đây trầm mình để chối bỏ cuộc đời. Không ai dám trục vớt những cái xác đó vì sợ, ông Hoan lặng lẽ vớt họ lên bờ giao cho gia đình lo hậu sự. Trước cổng và cửa nhà ông đều treo bảng ghi số điện thoại, khi cần, người dân có thể gọi cho ông ngay để hỗ trợ cứu vớt người đuối nước.

Ông Nguyễn Xuân Ánh, người trông coi tượng Phật trong khuôn viên Biển Hồ cho biết: Ông Hoan không ngại mưa nắng, đêm tối hay bất cứ lúc nào có việc ông sẵn sàng cứu vớt người. Tuổi cao, sức yếu hơn xưa nhưng ông vẫn miệt mài làm công việc ít ai dám bằng cả tấm lòng.

Đến nay, ông đã cứu sống 7 người gặp nạn, hỗ trợ vớt được gần 100 thi thể tại Biển Hồ. Một số người mặc dù đã huy động lực lượng tìm kiếm nhưng không có kết quả, ông già Biển Hồ sẵn sàng lặn tìm cho bằng được.


 

Chiếc thuyền ông Hoan thường dùng đi tuần tra Biển Hồ hằng ngày.
Chiếc thuyền ông Hoan thường dùng đi tuần tra Biển Hồ hằng ngày.



Sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nạn nhân, người thân của họ ít nhiều cũng hỗ trợ ông một khoản tiền. Gia đình khó khăn, ông Hoan không lấy nhưng nhiều gia đình vẫn gửi. Ông Hoan gom góp số tiền ấy mua gạo, quần áo, thực phẩm đến các làng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên địa bàn tỉnh làm từ thiện.

Năm nay ông đã gần 80 tuổi, râu tóc bạc phơ. Ông không nhớ mình đã làm từ thiện ở bao nhiêu buôn làng trên địa bàn tỉnh. Hiện ông có 300 người nhận là “cha nuôi” từ khắp mọi miền Tổ quốc, thông qua ông gửi hàng từ thiện về Gia Lai, rồi nhờ ông mang đến các buôn làng dân tộc thiểu số khó khăn hỗ trợ nhân dân.

Ông Siu Qíu, làng Bàng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, cho biết: Hàng chục năm nay, ông Hoan luôn giữ tình cảm với người dân làng Bàng, ông thường xuyên xuống hỗ trợ gạo, thức ăn, bánh kẹo, quần áo. Người dân trong làng ai cũng quý mến ông Hoan.

Còn ông Siu Kép, làng Bàng, xã Ia Mơ Nông cho biết thêm: Trước đây, ông Hoan là bạn cùng chiến đấu với ông. Ông thường hướng dẫn người dân trồng lúa, mì, cà phê trên rẫy để ổn định cuộc sống. Khi các đối tượng Fulro thường xuyên dụ dỗ, lôi kéo người dân vượt biên, chống phá cách mạng, ông Hoan đã tuyên truyền người dân không nghe theo kẻ xấu.

Ông Hoan còn khai hoang diện tích đất trên núi vừa để theo dõi Fulro, vừa giúp người dân sản xuất. Người dân làng Bàng, xã Ia Mơ Nông đã đặt tên ngọn núi ngày xưa ông khai hoang giúp họ làm kinh tế là ngọn Chư Hoan (núi Hoan) để tưởng nhớ những đóng góp của ông.

Không muốn ảnh hưởng đến gia đình, khi các con đã yên bề gia thất, ông lặng lẽ dựng một căn nhà gần sát mép Biển Hồ để tiện thực hiện những công việc thầm lặng theo đúng tâm nguyện của mình.

Hằng ngày, ông Hoan thường dạo quanh một góc Biển Hồ như người lính đi tuần tra biên giới, trong lòng luôn cầu mong mọi người đừng vì suy nghĩ nông cạn mà tự kết liễu đời mình.

Trong buổi chiều tà, ngồi trên chiếc thuyền ông thường chèo đi tuần tra Biển Hồ, ông trầm ngâm: “Tôi làm việc thiện để tâm bình an, không mong đền đáp, có chăng là mong sự bình yên đến với mọi người”.

Hồng Điệp (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.