Nghi án tỉ phú Jack Ma bị Trung Quốc cấm xuất cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thông tin do tờ The Wall Street Journal đăng tải tối qua, tỉ phú đình đám của Trung Quốc là Jack Ma đang bị điều tra và hiện không được rời khỏi nước này xung quanh một số vấn đề liên quan Tập đoàn Ant Group do ông sáng lập.

Tỉ phú Jack Ma - nhà sáng lập Alibaba và Ant Group - Ảnh: Reuters
Tỉ phú Jack Ma - nhà sáng lập Alibaba và Ant Group - Ảnh: Reuters


Tối qua (27.4, theo giờ VN), tờ The Wall Street Journal dẫn một số nguồn tin cho biết chính quyền Trung Quốc đang điều tra việc cơ quan quản lý chấp thuận cho Ant Group, của tỉ phú Jack Ma, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) theo quy trình có nhiều "ưu ái" bất thường.


Nghi án ưu ái phê duyệt IPO

Theo đó, cuộc điều tra được bắt đầu tiến hành vào đầu năm nay, tỉ phú Jack Ma được yêu cầu không rời khỏi Trung Quốc cho đến khi việc tái cấu trúc Ant Group và cuộc điều tra được hoàn thành.

Lẽ ra, Ant Group tiến hành IPO vào cuối năm 2020, nhưng rồi phải đình lại vì bị chính quyền “thổi còi”. Đến đầu tháng 4 vừa qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đầu tháng 4 yêu cầu Ant Group thay đổi từ mô hình công nghệ tài chính (fintech) sang công ty đầu tư tài chính.

Không những vậy, Reuters gần đây đưa tin Ant Group đang chịu áp lực từ chính quyền nên phải yêu cầu ông Jack Ma thoái vốn khỏi tập đoàn này. Tuy nhiên, Ant Group sau đó đã bác bỏ thông tin do Reuters đăng tải.

Việc Ant Group liên tục gặp khó khăn được cho là do liên quan một số bất thường trong quá trình IPO của tập đoàn này.

Cụ thể, theo tờ The Wall Street Journal, Ant Group ngày 25.8.2020 gửi bản báo cáo bạch lên Sàn giao dịch chứng khoán tiến bộ khoa học - công nghệ (STAR) thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc). Bản báo cáo bạch của Ant Group cũng được gửi đến sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

 

Ant Group phát triển từ ứng dụng ví điện tử Alipay - Ảnh: AFP
Ant Group phát triển từ ứng dụng ví điện tử Alipay - Ảnh: AFP


Chưa đầy 1 tháng sau, Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải thông qua đơn xin tiến hành IPO của Ant Group. Trong khi đó, theo thông lệ thì quá trình này sẽ phải mất nhiều tháng. Vì thế, trong khi nhiều công ty khác dù nộp hồ sơ trước nhưng vẫn bị Ant Group “qua mặt” để tiến hành IPO ở sàn STAR.

Trước đó, vào năm 2018, cả 2 tập đoàn Alibaba và Ant Group của tỉ phú Jack Ma cùng chính quyền Thượng Hải ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Khi đó, ông Lý Cường, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc – Bí thư Thành ủy Thượng Hải, cam kết “hỗ trợ toàn diện” cho hoạt động kinh doanh của tỉ phú Jack Ma ở địa phương này.

Một vấn đề gây chú ý là trước khi trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải, ông Lý Cường từng có nhiều năm làm lãnh đạo tại tỉnh Chiết Giang - nơi 2 tập đoàn Alibaba và Ant Group của tỉ phú Jack Ma được hình thành.

Rủi ro và nghi ngờ lợi ích nhóm

Không những vậy, kế hoạch IPO của Ant Group còn có một điểm bất thường khác liên quan việc một số quỹ đầu tư nhà nước như Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), Tập đoàn bảo hiểm China Life… dự kiến rót vốn vào Ant Group. Việc rót vốn này bị chỉ trích như một hình thức “bảo lãnh” để Ant Group tiến hành IPO.

Theo tờ The Wall Street Journal, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đánh giá mô hình kinh doanh của Ant Group, trong đó hoạt động cho vay được thúc đẩy bởi dữ liệu lớn, gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính của quốc gia. Bởi một phần quan trọng là các đối tác ngân hàng của Ant Group chịu hầu hết rủi ro.

Chính vì thế, việc một số tập đoàn đầu tư của Nhà nước “bảo lãnh” cho Ant Group như trên có thể đem đến lợi ích cho một số thành phần, nhưng rủi ro thì các đơn vị nhà nước hứng chịu. Trong đó, CIC vốn chỉ tập trung vào đầu tư nước ngoài thì việc rót tiền cho Ant Group cũng là một bấn thường, theo tờ The Wall Street Journal.

 

 Ant Group được cho là nhận ưu ái trong thủ tục IPO - Ảnh: Reuters
Ant Group được cho là nhận ưu ái trong thủ tục IPO - Ảnh: Reuters



Kể từ khi dừng kế hoạch IPO của Ant Group, ông Tập Cận Bình đã chủ trì nhiều cuộc họp mà qua đó, ông nhấn mạnh rằng cần ngăn chặn việc các tập đoàn công nghệ khai thác lợi thế vào quy mô hoạt động, nguồn vốn và lượng dữ liệu khổng lồ để độc quyền, hoạt động phản cạnh tranh. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải tập trung kiểm soát lĩnh vực tài chính.

Một trọng tâm trong đó là sàn STAR - nơi ông Jack Ma đã lên kế hoạch niêm yết Ant. Được Trung Quốc đưa vào hoạt động từ năm 2019, STAR mang sứ mệnh tương sự sàn Nasdaq (Mỹ) nhằm tăng cường năng lực huy động vốn để đẩy mạnh sức cạnh tranh cho các tập đoàn công nghệ Trung Quốc trước các đối thủ tại Mỹ.

Đến nay, việc yêu cầu phải thay đổi mô hình kinh doanh khiến cho Ant Group không còn đủ điều kiện để niêm yết ở sàn STAR, trong khi tương lai của tỉ phú Jack Ma lại rất khó có thể đoán định.

 

Theo Hoàng Đình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.