“Nghe trời gió lộng mà thương”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi không phải kiểu người muốn sống nhiều nơi cùng một lúc, nhưng đôi khi ngồi ở núi mà nhớ biển vô cùng, nhất là trong những ngày này. 10 năm trước, tôi rời biển trở về làm người của núi đồi, để lại con sóng nhỏ phủ lên những mỏm đá xa vắng của mùa hè nắng đổ. Chừng ấy tháng năm với biết bao đổi dời, ngoảnh lại, nhớ là nhớ thế thôi chứ thời gian đâu ai giữ được.

Lúc nào tôi cũng muốn nhận mình là nữ sinh Văn khoa Quy Nhơn theo cách gọi thân thương ngày đó. Hồ như với hai chữ “Văn khoa”, ai cũng muốn ôm vào lòng những gì sáng đẹp. Từ Pleiku xuống phố biển độ chừng 200 cây số, không mấy xa xôi nên nhớ quá thì tôi lại về. Đáng ra, mùa hè này là hội khóa 10 năm nhưng cuộc hạnh ngộ dở dang bởi đôi điều. Ngày về, tôi không gặp được nhiều người khi xưa. Quy Nhơn bỗng thành “một vùng biển đầy ắp sự vắng mặt”.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Phố biển giờ đây mới mẻ nhưng tôi không muốn khám phá thêm điều gì về nơi này cả. Một chút của xa xưa, như vậy là đủ rồi. Uống cà phê và đi loanh quanh trong phố giữa trưa hè rát bỏng, tôi thầm mơ mình mang áo dài lụa trắng, từ giảng đường chạy về qua chợ khu 6 mua mấy ngàn cá tươi. Chuyện thực của ngày đó sao bây giờ thành ảo ảnh? Phố nhỏ một bước chân dài đến biển, thấy vắng lạnh như thể chỉ nghe được tiếng bước chân mình. Biển không ra vẻ hân hoan, cũng chẳng đìu hiu, chỉ có con sóng dâng nhẹ vào bãi bờ. Tôi trách mình đã mang những câu chuyện xa lạ đến thì thầm cho biển nghe. Nhưng biển chẳng chối từ. Có phải vì vậy mà biển trắng trước mùa đông?

Tôi tìm về Quy Nhơn lần này như một bước lùi vào dĩ vãng. Có người bảo “dĩ vãng” nghe xa xôi quá nhưng kỳ thực đời người được mấy lần “10 năm” đâu. Chúng ta chỉ có những mùa hè để đi tới, không còn mùa hè nào để trở lại. Tôi biết dốc Mộng Cầm vẫn nằm yên ở đó, gầy một dáng trăng. Đường Xuân Diệu vẫn “tình” trong những gì còn sót lại. Cô nữ sinh năm nào “lòng chợt bình yên mà sao buồn thế”. Một thập kỷ trôi, biết mình đã lạc mất quá nhiều thứ. Cũng từng viển vông, cũng từng ngút lòng như con sóng kia, muôn đời nuối tiếc.

Đời sống “cuốn chiếu” mỗi ngày. Tôi sợ những lần thất hẹn. Thế nên vội vã cũng được nhưng phải gặp phố biển đôi lần cho vơi nhớ. Trở lại phố quanh đồi, tôi vẫn có “ghềnh bãi” cho riêng mình. Đó là những ngày lạnh, sương trải mênh mông từ đỉnh dốc chẳng khác nào ân huệ trời ban cho người mộng mơ. Tôi không sống xa nơi này lâu được. Như thể có một vẻ kỳ bí nào đó cứ níu lấy bàn chân. Kể cũng lạ, sương trắng núi đồi tựa sóng bạc đầu khơi xa, bao giờ mới thôi phủ lấp tâm trí con người. Mùa hè này chỉ đợi thêm vài cơn mưa nữa là qua hẳn. Những khi nằm nghe mưa, tôi biết mình sống ở núi để suốt đời nhớ biển.

Quy Nhơn trong tôi là một phần tuổi trẻ. Tôi vẫn nhớ những gương mặt bồi hồi nói lời tạm biệt lúc chia xa. Thấm thoắt “mười năm tắm gội”, chỉ dám cầu mong yên lành cho thầy cô, bè bạn. Tôi gửi lại tôi cho biển, cho những ngày đạp xe trên đường phố Quy Nhơn mà nhớ nhà da diết, quên cả tiếng sóng vỗ bờ rào rạt những trưa quạnh vắng. Tôi mãi là nữ sinh Văn khoa thuở nào. Cuộc hạnh ngộ còn dở dang nhưng tin chắc bạn tôi sẽ tìm về với biển theo một lẽ nào đó. 10 năm nữa, chẳng biết biển có còn bâng khuâng gọi thầm như lời “Biển nhớ” hôm nao nhưng tôi sẽ về, để “nghe trời gió lộng mà thương”…

Có thể bạn quan tâm

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.