Chiếc chổi chà của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Mẹ tôi có thói quen không mua chổi. Mẹ bảo, chổi mình tự làm mà quét, khó khăn gì đâu, mua chi tốn tiền. Lần nào vào núi kiếm củi, mẹ cũng chặt một bó cây chà mang về. Ai hỏi thì mẹ bảo, mang về bó cây chổi chà cho lũ nhỏ quét sân.

Về nhà, lọn củi chà xương xẩu ấy được mẹ sắp ngay ngắn, dùng rựa chặt bằng đoạn gốc xong dùng lạt tre hay dây kẽm bó chặt thành cán. Phần ngọn để bung ra như mớ tóc xù để quét. Chổi chà dùng quét sân không tệ nhưng trông không được đẹp như mấy chiếc chổi xương bó cọng dừa bán sẵn ngoài chợ.

Tôi mắc cỡ với bạn bè, đi lao động ở trường không dám vác chổi đi; toàn xung phong mang thúng, rổ hay thứ gì đó. Ở nhà, nếu cầm chổi ra quét ngõ, quét đường lỡ gặp đứa bạn nào đi ngang tôi sẽ lập tức giấu biến cái chổi sau lưng, kiếm chuyện nói vu vơ và… đuổi khéo bạn đi rồi mới quét tiếp.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Biết vậy nên mẹ không chặt cây chà như mọi khi mà tìm mấy tàu lá cọ già. Tàu lá cọ nếu để nguyên sẽ bung to như… cây quạt ba tiêu trong truyện Tây du ký. Mẹ phải dùng dây rừng buộc túm phần lá cọ xòe to và chặt ngắn bớt đuôi lá đi. Một hoặc hai tàu lá cọ khô bó dính nhau, dùng dây đan kết phần xương lá cho túm gọn vừa kích thước đầu chổi, sau đó cắt bằng mặt dưới là có ngay cây chổi cọ giản đơn nhưng cực kỳ bền, chịu nắng chịu mưa. Hai sống lá cọ buộc dính nhau biến thành cái cán tự nhiên giúp người quét đứng thẳng nên ít bị đau lưng. Đương nhiên, về độ thẩm mỹ nó cũng không như cây chổi chà nên tôi có thể yên tâm vác tới trường mà không sợ bạn ghẹo.

Sau này lớn hơn chút, mẹ còn chỉ cho tôi cách bó chổi bằng tàu cây đủng đỉnh hay còn gọi là cây đùng đình. Quê tôi, đủng đỉnh mọc hoang rất nhiều. Chịu khó đi lùng, chặt chừng vài tiếng đồng hồ sẽ mang về cả ôm. Làm chổi đủng đỉnh cũng khá giản đơn: vài ba tàu đủng đỉnh cùng cỡ đem ghép vào nhau, dùng dây bó tròn phần sống lá phía thân thành từng nuột cách đều theo kiểu bó cán chổi. Phần đuôi tàu lá mềm mại được thả tự do. Trời sinh đuôi lá đủng đỉnh trên cây đã bè bè bung sẵn giống hình đầu chổi. Sống lá ghép chặt thành cán; đuôi lá ôm nhau lòa xòa bung thành cái “đầu chổi” tự nhiên thẫm xanh màu lá rất xinh. Chổi đủng đỉnh mềm mại, dùng quét nền nhà lát gạch hay tráng xi măng nhẵn rất vừa ý. Chưa hết, lũ chúng tôi còn thi nhau bó chổi đem tới trường chấm điểm trong giờ học thủ công.

Tiếc một điều, những cây chổi đủng đỉnh tuy dễ làm, xinh xắn nhưng lại… mau hư. Chỉ cần dăm bữa nửa tháng, khi lá đủng đỉnh mất hết màu xanh, quắt lại là cây chổi “hết tuổi”! Nhưng mẹ tôi luôn nói, hư cây này ta làm cây khác, chỉ cần siêng chút, lá đủng đỉnh thiếu gì.

Mẹ tôi giờ tuổi đã cao nhưng vẫn hay lam hay làm. Hôm rồi tôi về thăm, ra sau nhà thấy dựng cây chổi chà tự bó mới toanh bèn la váng lên: “Trời, lại đi… bó chổi hả mẹ?”. Mẹ móm mém cười: Ừ; sẵn lũ nhỏ dọn rào bỏ vương mấy nhánh củi chà, mẹ tranh thủ bó cái chổi có quét sân, khỏi tốn tiền mua.

Có thể bạn quan tâm

Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Lưu luyến mùa xa

Lưu luyến mùa xa

(GLO)- Những ngày này có lẽ thật nhiều cảm xúc đối với các thầy cô và lớp lớp học trò, nhất là học sinh cuối cấp. Sau 9 tháng miệt mài học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thương cùng bè bạn, giây phút chia tay đã đến cùng bao cảm xúc.
Bâng khuâng trường cũ

Bâng khuâng trường cũ

(GLO)- Tôi bước qua tuổi học trò đã hơn 20 năm, đi qua bao thăng trầm của cuộc sống, cũng đã học thêm nhiều lớp sau đại học. Nhưng với tôi, những năm tháng cùng bạn bè đi qua bậc THPT là quãng thời gian vô tư và tươi đẹp nhất.
Điều quý giá nhất

Điều quý giá nhất

Cúp điện lúc nửa đêm. Trong căn phòng đóng kín cửa, điều hòa tắt, chẳng còn bất cứ luồng gió nào có thể len lỏi vào, anh cảm giác như mình sắp chết ngạt nếu điện không có trở lại kịp.
Mùa xoài chín

Mùa xoài chín

(GLO)- Về Ayun Pa mùa này, chúng ta thường bắt gặp những chiếc xe máy có gắn 2 cái sọt phía sau, còn người lái xe thì cầm theo chiếc sào kẹp bên hông xuôi xuôi ngược ngược. Đó là những người đi hái xoài chín.
Dưới bóng cội xanh

Dưới bóng cội xanh

(GLO)- Chẳng cứ những ngày nồm oi bức mà ngay trong cả những tiết thu gió hanh, cả khi mưa giăng mờ rẩy run cành lá, tôi cũng không quên dành riêng một góc hồn tình tự với cội cây.