Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 22-4, Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã khai mạc tại công viên Đồi Thông (thị trấn Đak Đoa). Hoạt động do UBND huyện tổ chức thu hút sự tham gia của gần 700 ghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 15 xã, thị trấn.

Ngày hội diễn ra trong 2 ngày (22 và 23-4) với nhiều hoạt động đặc sắc như: thi trình diễn cồng chiêng; thi dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc; tạc tượng, đan lát, dệt vải; thi giã gạo chày đôi; chế biến ẩm thực truyền thống. Ngoài ra, ngày hội còn có các môn thi thể thao truyền thống và trò chơi dân gian như: nhảy bao bố tiếp sức, chạy cà kheo, trò chơi đập niêu (nồi) đất có thưởng…

Tặng cờ lưu niệm cho các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tặng cờ lưu niệm cho các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đây là năm đầu tiên Ngày hội có thêm 3 nội dung mới là chạy cà kheo, chế biến ẩm thực truyền thống, thi giã gạo chày đôi để thử thách sự dẻo dai và khéo léo của người phụ nữ. Ban tổ chức chuẩn bị cho mỗi đội 5kg lúa, chấm điểm dựa trên các tiêu chí như giã gạo trong thời gian nhanh nhất, hạt gạo giã xong phải sạch, đẹp và không bị nát.

Đội cồng chiêng thiếu nhi trình diễn mở màn Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đội cồng chiêng thiếu nhi trình diễn mở màn Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đây là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc trong huyện; đồng thời góp phần bảo tồn, khôi phục và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc. Ngày hội là dịp quảng bá thiên nhiên, văn hóa, con người của vùng đất Đak Đoa, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của du khách.

Một số hình ảnh diễn ra trong Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa:

Các nữ nghệ nhân thi giã gạo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nữ nghệ nhân thi giã gạo. Ảnh: Hoàng Ngọc

Thi giã gạo chày đôi là nội dung mới được đưa vào Ngày hội giúp phụ nữ có cơ hội thể hiện sự dẻo dai, khéo léo, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa đến đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Thi giã gạo chày đôi là nội dung mới được đưa vào Ngày hội giúp phụ nữ có cơ hội thể hiện sự dẻo dai, khéo léo, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa đến đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Rơ Mah Pen-làng Ngơm Thung, xã Ia Pết là một trong số những người trẻ tham gia thi tạc tượng gỗ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Rơ Mah Pen-làng Ngơm Thung, xã Ia Pết là một trong số những người trẻ tham gia thi tạc tượng gỗ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội còn là dịp giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc trong huyện.Ảnh Hoàng Ngọc

Ngày hội còn là dịp giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc trong huyện.Ảnh Hoàng Ngọc

Tiết mục đặc sắc của đoàn nghệ nhân xã K'Dang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiết mục đặc sắc của đoàn nghệ nhân xã K'Dang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Dòng sông An Lão. Ảnh: internet

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Có lẽ ai cũng có một miền ký ức để thương, để nhớ, để mỗi khi mỏi mệt giữa cuộc đời xô bồ lại mong được trở về. Với tôi, miền ký ức ấy nằm dọc theo dòng sông An Lão, đoạn chảy qua thôn Hội Long-một làng quê nhỏ thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Nấm mối thường mọc vào tháng 5, 6 hàng năm. Ảnh: L.H

Mùa “săn” nấm mối

(GLO)- Khoảng tháng 5, 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống, mặt đất mềm ẩm cũng là lúc người dân Gia Lai bước vào mùa “săn” nấm mối. Đây là “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng, mỗi năm chỉ đôi ba lần.

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Mùa hè tuổi thơ

Mùa hè tuổi thơ

(GLO)- Thế là mùa hè đã về. Tia nắng thắp đỏ chùm phượng vĩ trải dài trên những lối phố. Tôi đi miên man trong nắng vàng, hòa cùng bản giao hưởng tiếng ve giữa trưa oi bức. Ký ức những ngày hè của tuổi thơ bỗng ùa về, lay động hồn tôi.

Ảnh minh họa (Ảnh: vietnamplus.vn)

Maido- Nhà hàng Tốt nhất thế giới năm 2025

(GLO)- Với hành trình 16 năm sáng tạo không ngừng, dưới bàn tay tài hoa của bếp trưởng Mitsuharu "Micha" Tsumura, Maido- nhà hàng lừng danh đến từ Peru, đã chính thức được vinh danh là Nhà hàng Tốt nhất thế giới năm 2025 trong danh sách gồm 50 nhà hàng tốt nhất thế giới.

Chiếc máy đánh chữ. Ảnh: nguồnbaogialai.com.vn

Chiếc máy đánh chữ

(GLO)- Những chiếc máy đánh chữ quen thuộc một thời đã trở nên xưa cũ, thậm chí mất tăm mất dạng, có chăng chỉ còn hiện diện trong tiệm lạc xoong, đồ cũ dành cho giới sưu tầm tìm đến “níu kéo” quá khứ.

null