Ngành Giáo dục và Đoàn thanh niên tăng cường phối hợp giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 18-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn đã ký kết chương trình phối hợp công tác giữa ngành giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.

 Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tao, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tao, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh


Chương trình nhằm mục tiêu nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngành giáo dục và hệ thống Đoàn trong công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ; tăng cường các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; thực hiện chế độ chính sách đối với đoàn viên, học sinh, sinh viên, cán bộ đoàn, hội.

Tại lễ ký kết, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, một số vấn đề bất cập trong nhà trường hiện nay như bạo lực học đường, chất lượng dạy và học... có trách nhiệm của ngành giáo dục. Bên cạnh sự nỗ lực của ngành, Bộ trưởng mong muốn Trung ương Đoàn cùng chung tay trong việc giáo dục, rèn luyện, phát triển thế hệ trẻ, thông qua những chương trình hành động cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên.

Trong giai đoạn tới, chương trình sẽ tập trung vào 6 nội dung chính, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền, tạo môi trường học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh sinh viên; nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân, giữ nền nếp kỷ cương, đảm bảo an toàn trong nhà trường.

Đặc biệt, chương trình sẽ đẩy mạnh hoạt động học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong nhà trường, định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.

Chương trình cũng sẽ chú trọng các hoạt động nâng cao năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên, đồng thời tập hợp du học sinh và thanh niên ở nước ngoài để phát huy tốt nhất sự đóng góp của giới trẻ vào sự nghiệp chung của đất nước.

Theo BÍCH QUYÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.