Nga rút quân về cứu Kursk, Ukraine điều lực lượng tinh nhuệ nhất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiến dịch quân sự của Ukraine tại vùng Kursk của Nga có thể đã buộc Moscow phải rút nhiều đơn vị ở tiền tuyến về chi viện.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), để ứng phó với các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine ở vùng Kursk, Nga phải huy động nguồn lực từ các mặt trận khác ở Ukraine. Trước mắt, Moscow đã điều động hơn 5.000 nhân sự từ tiền tuyến ở Ukraine đến tỉnh này.

Trước đó, báo Wall Street Journal đưa tin tính đến ngày 15-8, các đơn vị từ lữ đoàn súng trường cơ giới số 200 của Nga cũng đã đến Kursk. ISW quan sát thấy các đơn vị này tham gia vào giao tranh gần Chasiv Yar ở khu vực Donetsk của Ukraine trong những tháng gần đây.

Ngoài ra, ngày 17-8, tiểu đoàn Tigr thuộc lữ đoàn bộ binh hải quân số 155 của Nga thông báo về việc tái triển khai các đơn vị đến tỉnh Kursk. Trước đó, vào ngày 31-7, ISW ghi nhận các đơn vị này hoạt động gần Vovchansk ở Kharkiv.

Hình ảnh các xe quân sự Ukraine bị phá hủy ở vùng Kursk - Nga do phía Nga công bố hôm 20-8. Ảnh: REUTERS

Hình ảnh các xe quân sự Ukraine bị phá hủy ở vùng Kursk - Nga do phía Nga công bố hôm 20-8. Ảnh: REUTERS

Ukraine mở chiến dịch đột kích vào Kursk từ hôm 6-8 và sau 2 tuần, quân đội Ukraine tuyên bố đã kiểm soát hơn 1.250 km2 ở vùng này.

Trong khi đó, hãng tin TASS dẫn lời một quan chức Nga cho biết hôm 20-8: "Đối phương đã điều các đơn vị tinh nhuệ nhất từ Donetsk đến vùng Kursk và Sumy".

Theo quan chức này, Ukraine đã rút lực lượng ở các khu vực gần Pokrovsk, Rodinskoye và Konstantinovka để tiếp viện cho chiến dịch đột kích vùng biên giới Kursk. Một phần lực lượng đó được triển khai ở tỉnh biên giới Sumy (Ukraine) gần biên giới Nga.

Chiến dịch đột kích được Kiev giữ bí mật đến phút chót, ngay cả với các đồng minh phương Tây. Cho tới nay, Kiev cũng không tiết lộ những đơn vị nào tham gia chiến dịch.

Các nguồn tin ước tính khoảng 10.000 binh sĩ Ukraine đã tham gia vào cuộc đột kích Kursk. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng chiến dịch này khá rủi ro vì Ukraine có thể không đủ lực lượng để vừa duy trì quyền kiểm soát ở Kursk vừa đảm bảo các hoạt động ở miền Đông Ukraine.

Theo Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trên sóng truyền hình ngày 7-12. Ảnh: REUTERS

Đề xuất dự luật điều tra đặc biệt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

(GLO)- Ngày 10-12, trong một cuộc họp kín của các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy dự luật riêng kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol liên quan đến vụ thiết quân luật.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

(GLO)- Trong bối cảnh sức ép gia tăng sau nỗ lực ban bố thiết quân luật bất thành trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 6/12 cam kết lắng nghe và xem xét kỹ lưỡng những lo ngại của lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền.

Bên trong Hội trường tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh YONHAP

Quốc hội Hàn Quốc xem xét kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

(GLO)- Sáng 5-12, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có chữ ký của 191 nghị sĩ đối lập đã được đưa ra trước phiên họp Quốc hội nước này. Tuy nhiên, bản kiến nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon.

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

(GLO)-Cơ quan cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra với cáo buộc Tổng thống Yoon Suk-yeol phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật vào đầu tuần. Trong khi Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên bị kiến nghị luận tội do có dính líu đến việc di dời văn phòng tổng thống và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee có liên quan âm mưu thao túng giá cổ phiếu.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.