Ngã giá 10 tỷ, đại gia Thượng Hải bị từ chối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cây lựu 600 năm tuổi, được mệnh danh là “lựu hoàng đế” đang có đại gia Thượng Hải trả giá lên tới 10 tỷ đồng nhưng chủ nhân của cây này quyết không bán.
 

Ông Lê Minh, chủ vườn cây cảnh lớn ở Sapa (Lào Cai) cho biết, đây là một trong những cây cảnh được ông quý nhất trong vườn của mình và chưa có ý định bán đi dù khách đã trả giá cao đến cả chục tỷ đồng, thậm chí hơn thế.

Ông chia sẻ, đây là cây lựu được một người H’Mông phát hiện ra trên núi đá ở Tây Bắc. Khi tìm thấy chúng là cả một quần thể lên tới hơn chục cây. Tuy nhiên, đa phần là cây lựu gốc nhỏ hơn với đường kính hơn 10-15cm, chỉ duy nhất có một cây gốc khủng.

Người này cũng đánh thử những cây lựu nhỏ về trồng nhưng do không có kỹ thuật nên cây thường bị chết. Sau đó, ông được mời lên xem cây vì họ có ý định bán cho ông.

“Mới lên nhìn thấy cây lựu này tôi mê luôn. Cây có chiều cao 2,5m, tán rộng tới 3m, đường kính gốc lên tới 80cm. Phần thân cây có những vết vằn vện xoắn vào nhau như thể hiện cây đã trải qua nhiều trận phong ba bão táp”. Song, ông phải thừa nhận, vì cây khủng, lại nằm trên vách núi nên đưa được cây về không phải là chuyện dễ dàng gì.

 
Cây lựu được mệnh danh là
Cây lựu được mệnh danh là "lựu hoàng đế" của ông Minh
 Hình ảnh cây lựu mới được đưa về có chiều cao 2,5m, đường kính tán 3m
Hình ảnh cây lựu mới được đưa về có chiều cao 2,5m, đường kính tán 3m



Ông Minh cho hay, năm 2010, ông lên đó bắt đầu cắt tỉa rễ lớn, truyền dịch cho cây đều đặn trong suốt 2 năm trời. Ông lấy kim cắm truyền dịch thẳng cho cây như truyền đạm cho người bệnh. Mỗi bịch truyền có giá tới 200.000 đồng. Đến năm 2012, cây bắt đầu hồi phục, ra rễ phụ sau khi bị cắt rễ chính đi.

Hoàn thành việc đốn tỉa rễ, ông bắt đầu bứng cây đem về Sapa. Quá trình vận chuyển cây cũng không dễ dàng gì, ông phải thuê cả chục người thợ khiêng cây với khoảng thời gian đưa từ vách đá xuống dưới đường lớn mất tới chục ngày liên tục.


 

 Trải qua các trận phong ba bão táp, thân cây nhiều phần bị mục gãy, có vết vằn vệ
Trải qua các trận phong ba bão táp, thân cây nhiều phần bị mục gãy, có vết vằn vệ



Đến nay, sau 6 năm đưa về Sapa trồng trong chậu cảnh đặt ở khu vườn cây cảnh trong nhà, cây lựu đã phát triển tốt, cho hoa và quả đều đặn mỗi năm. Đặc biệt, quả lựu khi chín vỏ đỏ, hạt lựu cũng rất đỏ, ăn cực kỳ thơm ngon.

Với cây lựu đường kính gốc lên tới 80cm như thế này thì tuổi đời của nó phải đến 300 năm tuổi. Song, một số khách đến xem cây và hỏi mua nhận định, cây lựu sống trên vách đá cheo leo, không phải trồng ở đất vườn bình thường, chất dinh dưỡng nuôi cây không có, đặc biệt lại phải chống chọi với thời tiết phong ba bão táp khắc nghiệt thì cây phải có tuổi đời khoảng 600 năm mới có đường kính gốc khủng lên tới 80cm như thế này.


 

Quả lựu to, ruột lựu đỏ ăn rất thơm ngon
Quả lựu to, ruột lựu đỏ ăn rất thơm ngon
 Cây lựu mấy năm nay vẫn ra hoa kết trái và đang được khách trả tới 10 tỷ đồng nhưng ông Minh không bán
Cây lựu mấy năm nay vẫn ra hoa kết trái và đang được khách trả tới 10 tỷ đồng nhưng ông Minh không bán



Theo ông Minh, lựu ở Việt Nam giờ thường chỉ có đường kính gốc dưới 20cm, loại 30-40cm cực kỳ hiếm. Bên Trung Quốc ông cũng đã đi nhiều, cây đường kính gốc lớn nhất ở bên đó ông thấy mới lên tới 40cm. Trong khi, cây lựu mà ông cất giấu ở trong vườn 6 năm nay có đường kính gốc lên tới 80cm, thuộc cây khủng nhất hiện nay. Thế nên, một số khách tới xem và có ý ngỏ mua cây lựu này đều gọi cây là “lựu hoàng đế”.

“Khách Thượng Hải có trả giá 10 tỷ rồi nhưng tôi không bán, kể cả có trả giá cao hơn nữa tôi cũng từ chối. Bởi, cây này không những là cây cổ, nó còn là giống lựu quý và cho quả thơm ngon nên tôi muốn giữ lại chơi”, ông chia sẻ.

Băng Dương (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.