Nâng cao chuỗi giá trị cung ứng rau, hoa, quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để phát triển chuỗi cung ứng rau, hoa, quả theo hướng bền vững cũng như định hướng cho nông dân phát triển các loại cây trồng này trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức diễn đàn với chủ đề “Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cung ứng rau, hoa, quả tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên”.

Tham quan mô hình sản xuất rau sạch thủy canh Việt Long. Ảnh: Quang Tấn
Tham quan mô hình sản xuất rau sạch thủy canh Việt Long. Ảnh: Quang Tấn

Theo ông Hoàng Văn Hồng-Trưởng phòng Khuyến nông-Trồng trọt và Lâm nghiệp (Trung tâm Khuyến nông quốc gia), vài năm gần đây, ngành rau quả Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng có bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất ngành hàng này vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, phân tán, giá thành cao, chưa tạo được sản lượng hàng hóa lớn nên sức cạnh tranh không cao. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học vẫn chưa được kiểm soát tốt; chuỗi cung ứng giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ còn ít.

Còn ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nhận định, diện tích, sản lượng rau, hoa, quả của tỉnh trong 5 năm (2015-2019) có tăng nhưng không đáng kể, hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Phần lớn diện tích sản xuất tự phát, manh mún nên gặp khó khăn trong công tác đầu tư, quản lý chất lượng, tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thực sự quan tâm đến việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chưa thu hút được nhiều nông dân tham gia liên kết...

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Theo định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 45.000 ha rau, củ và khoảng 55.000 ha cây ăn quả. Thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường tiềm năng như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các nước EU, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Các đại biểu tìm hiểu mô hình phát triển sản xuất rau màu của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Trường Phát. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Theo định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 45.000 ha rau, củ và khoảng 55.000 ha cây ăn quả. Thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường tiềm năng như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các nước EU, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tại diễn đàn “Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cung ứng rau, hoa, quả tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên”, ông Hoàng Văn Hồng cho rằng: Để ngành rau phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện, tỉnh cần tiếp tục định hình đúng và quản trị chuỗi giá trị cung ứng rau, quả ở từng khâu, bảo đảm sự gia tăng giá trị cho từng mắt xích trong chuỗi. Các địa phương cần tuyên truyền, vận động nông dân tham gia hợp tác xã để thực hiện quy trình sản xuất tập trung quy mô lớn, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như ổn định đầu ra. Việc tổ chức liên kết sản xuất giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất theo kiểu truyền thống. Mô hình này sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, thời gian sản xuất sản phẩm.

Trao đổi với P.V, TS. Đặng Bá Đàn-Trưởng Văn phòng đại diện  tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho hay: Khu vực miền Trung-Tây Nguyên có nhiều lợi thế phát triển rau, hoa, quả. Đặc biệt, nhiều vùng ở Gia Lai có điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp với hơn 50 loại rau, củ, quả mà các địa phương trong khu vực khó có thể so sánh được.

“Thời gian tới, Gia Lai cần làm tốt công tác gắn kết giữa người sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau, củ, quả theo chuỗi giá trị. Cần phát huy vai trò tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong định hướng thị trường cho người sản xuất theo nhu cầu mùa vụ và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung tuyên truyền, tập huấn người dân sản xuất rau, củ, quả có chứng nhận VietGAP, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật, nguồn nước, đất đai và sơ chế bảo quản sản phẩm đạt chất lượng tốt để cung ứng đến người tiêu dùng”-TS. Đàn nêu giải pháp.

 QUANG TẤN-NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.