Nam Định: Trồng thứ rau lạ, trời chưa sáng đã phải dậy đi cắt mầm, nông dân này kiếm tiền triệu mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với diện tích hơn 7.000m2 măng tây đang trong thời kì thu hoạch, mỗi ngày gia đình bà Phạm Thị Nghĩa (53 tuổi) trú tại xóm 23, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực (Nam Định) thu hái được hàng chục kg măng tây, mang về thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.

Bỏ thành phố về quê trồng măng tây

Nói đến bà Phạm Thị Nghĩa ở xã Nghĩa An, huyện Nam Trực (Nam Định) thì người dân nơi đây ai cũng biết, đó là một con người đang thành công với mô hình trồng măng tây.

Người mà mỗi ngày đang hái ra tiền triệu từ vườn trồng măng tây, khiến bà con trong vùng ai cũng nể phục và học theo.


 

 Trồng bạt ngàn măng tây xanh, bà Phạm Thị Nghĩa, xóm 23, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực (Nam Định) bỏ túi hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Trồng bạt ngàn măng tây xanh, bà Phạm Thị Nghĩa, xóm 23, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực (Nam Định) bỏ túi hàng chục triệu đồng mỗi tháng.


Đứng giữa vườn măng tây xanh mơm mởn cao gần ngập đầu người, bên dưới là những mầm măng nhô lên mập mạp, bà Phạm Thị Nghĩa tâm sự, trước kia bà làm nghề buôn bán tại một chợ ở Hà Nội, trong thời gian tương đối dài.

Cũng trong khoảng thời gian đó, ngày nào bà cũng nhìn thấy cảnh măng tây bán rất đắt khách, người bán không phải ngồi lâu chờ khách như bà. Từ đó, bà cũng hay để ý tới và dành thời gian để tìm hiểu về loại cây mới lạ này.

Thấy cây măng tây này tiêu thụ tốt và giá bán lại cao, trong đầu bà hiện lên suy nghĩ về quê trồng loại cây rau lạ này. Đặc biệt, cộng thêm công việc kinh doanh hiện tại đang giảm sút, khiến bà Nghĩa càng có thêm động lực "bỏ phố về quê".

Cuối năm 2019, bà Nghĩa quyết định rời thành phố về quê thuê đất trồng măng tây xanh. Trước khi bắt tay vào làm đất, gieo hạt, bà không quên tìm đến nhiều mô hình trồng măng tây thành công để  tham quan. Bà vừa học hỏi thêm cách làm, tích lũy thêm vốn kiến thức, kỹ thuật trồng măng tây xanh.

 

Dưới bàn tay chăm sóc của bà Nghĩa, vườn măng tây phát triển cho năng suất cao, thu nhập khủng.
Dưới bàn tay chăm sóc của bà Nghĩa, vườn măng tây phát triển cho năng suất cao, thu nhập khủng.


Sau khi nắm bắt được kĩ thuật trồng măng tây xanh, bà Nghĩa tự tin đi thuê đất và đầu tư hơn 100 triệu đồng để trồng măng tây với diện tích hơn 7.000m2.

Dù mới chân ướt, chân ráo vào nghề trồng măng tây nhưng nhìn cách làm của bà khiến ai cũng bái phục, vườn măng tây được đầu tư đồng bộ, bài bản ngay từ đầu

Nhờ cách làm bài bản ngay từ đầu, cộng thêm sự chịu khó và ham học hỏi mà vườn măng tây của bà Nghĩa phát triển tốt, không hề gặp một chút chắc trở nào.

Cứ như thế, chỉ sau một thời gian ngắn, những cây măng tây bé xíu ngày nào đã vươn lên, phủ kín một màu xanh tươi tốt trên vùng đất bãi Quỹ.


 

Mỗi ngày bà Nghĩa hái được từ 10kg đến 60kg măng tây, tùy vào từng thời điểm. Bình quân mỗi ngày, gia đình bà Nghĩa thu về hàng triệu đồng nhờ bán măng tây.
Mỗi ngày bà Nghĩa hái được từ 10kg đến 60kg măng tây, tùy vào từng thời điểm. Bình quân mỗi ngày, gia đình bà Nghĩa thu về hàng triệu đồng nhờ bán măng tây.



Vừa trồng măng tây, bà Nghĩa tận dụng thời gian để bổ xung thêm vốn kiến thức kỹ thuật và không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm. Thấy vườn măng tây xanh tốt, hàng xóm ai cũng mừng cho bà, háo hức chờ ngày thu hoạch, mong được thưởng thức thứ rau lạ này.

Bí kíp bắt cây măng tây đẻ ra hàng chục triệu mỗi tháng

Theo bà Nghĩa, chính cây măng tây đã giúp cho gia đình bà có cuộc sống khá giả, nhiều tháng liên tiếp đã thắng lớn.

Bà tiết lộ: "Mấy tháng gần đây tôi lên tục trúng lớn, hầu như ngày nào cũng có mầm măng tây để bán, ngày nhiều thu được trên 50kg, ngày ít cũng phải trên chục kg măng tây. Tính ra ngày nhiều thì kiếm được hơn 4 triệu, còn ngày ít cũng kiếm được gần 1 triệu".

Bà Nghĩa cho biết, măng tây được ví như loại rau vua, vì hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại rau xanh, nhưng trồng rất lâu mới được thu hoạch.

Thông thường, sau khi trồng măng tây khoảng 8 tháng cây mới bắt đầu cho thu bói. Và phải sang năm thứ 2 mới đạt năng suất cao nhất và thu liên tục trong vòng nhiều năm liền.

 

 
 Măng tây sau khi thu hoạch được bán tại vườn với giá từ 60.000 - 80.000 đồng/kg.
Măng tây sau khi thu hoạch được bán tại vườn với giá từ 60.000 - 80.000 đồng/kg.


Mỗi năm măng tây xanh chỉ thu hoạch trong 8 tháng, thời gian còn lại cho cây nghỉ "dưỡng sức," tiếp tục đẻ nhánh thay thân mẹ để các lứa măng tiếp theo đạt năng suất cao nhất. Đồng thời tiến hành làm cỏ, bón thêm phân định kì, cắt tỉa thường xuyên cho vườn thông thoáng để hạn chế bệnh tật.

Bà Phạm Thị Nghĩa chia sẻ, sản phẩm măng tây xanh loại 1 (thân to, đều, đẹp) được bán với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm sạch. Sản phẩm măng tây loại 2 (hàng xô) được bà với giá từ 60.000đồng/kg, tập trung vào nhóm tiêu dùng bình dân.

Thời gian thu hoạch măng tây thích hợp nhất là khoảng 5h sáng, vì thu hoạch thời gian này măng ngon ngọt hơn, đảm bảo chất lượng. Đồng thời còn kịp giao cho các cửa hàng thực phẩm sạch, cũng như thương lái.


 

Hiện tại, bên cạnh tiêu thụ măng tây trong tỉnh Nam Định, bà Nghĩa còn mở rộng thị trường tại nhiều tỉnh thành khác, phần lớn mặt hàng này được tiêu thụ bởi các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch...
Hiện tại, bên cạnh tiêu thụ măng tây trong tỉnh Nam Định, bà Nghĩa còn mở rộng thị trường tại nhiều tỉnh thành khác, phần lớn mặt hàng này được tiêu thụ bởi các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch...


"Với hơn 7000m2 măng tây này, sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng gia đình tôi thu về từ 20 - 30 triệu đồng, một mức thu nhập cực kì cao. Trồng măng tây rất phù hợp với chất đất tại địa phương, hiệu quả kinh tế thì không có một loại cây nào sánh được", bà Nghĩa cho hay.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng măng tây, bà Nghĩa tiết lộ, cây măng tây rất dễ trồng những cũng rất dễ bị bệnh. Trong quá trình trồng, thường xuyên kiểm tra để có các biện pháp kịp thời nếu có bệnh gây hại cho cây, bón phân định kì theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

"Cây măng tây rất hay bị sâu khoang và nấm bệnh tấn công, với các bệnh này thì khi phát hiện phải xử lý ngay. Đồng thời, xử dụng chế phẩm sinh học phun định kì để cải tạo lại đất, hạn chế nấm bệnh. Đối với các cây bị bệnh phải nhổ tận gốc, nhằm tránh lây lan sang các cây khác" - bà Nghĩa chia sẻ thêm.


https://danviet.vn/nam-dinh-trong-thu-rau-la-troi-chua-sang-da-phai-day-di-cat-mam-nong-dan-nay-kiem-tien-trieu-moi-ngay-20210408213642562.htm

Theo Phạm Quân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.