Nam bệnh nhân suýt chết vì hạt vú sữa nằm 1 tháng trong phế quản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều tối 17-7, tin từ Khoa Nội hô hấp của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết đã thành công trong nội soi gắp dị vật là hạt vú sữa ra khỏi phế quản của bệnh nhân.

Bệnh nhân là ông Trần Văn T. (43 tuổi; ngụ huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Ông T. bệnh hơn một tháng, với triệu chứng ho khan, đau ngực trái. Bệnh nhân nhập viện tại 2 bệnh viện khác nhau với chẩn đoán viêm phổi, tràn dịch màng phổi, trào ngược dạ dày thực quản kéo dài một tháng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không giảm, còn ho và nặng ngực trái…

 
 Bệnh nhân T. đã tỉnh táo sau ca nội soi gắp hạt vú sữa ra khỏi phế quản
Bệnh nhân T. đã tỉnh táo sau ca nội soi gắp hạt vú sữa ra khỏi phế quản



Kết quả CT Scanner ngực có cản quang, hình đông đặc thùy dưới phổi trái và tràn dịch màng phổi trái. Hội chẩn, Khoa Nội hô hấp của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nhận định trước một trường hợp nghi ngờ viêm phổi hậu tắc nghẽn. Bệnh nhân có chỉ định nội soi phế quản thám sát. Kết quả nội soi phế quản nghi ngờ có dị vật ở lỗ phế quản thùy dưới bên trái, kèm hình ảnh viêm giả mạc và niêm mạc phế quản xung quanh.

 

Hạt vú sữa nằm trong phế quản bệnh nhân T. suốt 1 tháng
Hạt vú sữa nằm trong phế quản bệnh nhân T. suốt 1 tháng



Ngày 16-7, ê-kíp nội soi ống soi mềm đã nội soi thành công lấy dị vật là hạt vú sữa. Sau can thiệp lấy dị vật, bệnh nhân giảm nặng ngực, giảm ho. Bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống, sinh hoạt gần như bình thường.

Trước khi nội soi, gia đình anh T. hết sức lo lắng khi nghe tin có dị vật trong phổi anh T. Tuy nhiên, sau khi kết quả nội soi là lấy được hạt vú sữa, cả gia đình đều rất vui mừng.

Theo TS-BS Cao Thị Mỹ Thúy, Trưởng Khoa Nội hô hấp của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh viện đã gặp nhiều trường hợp dị vật bỏ quên, thường dị vật là các hạt, đa số bệnh nhân không nhớ. Các trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi. Đôi lúc hóc dị vật, triệu chứng xâm nhập không rõ ràng, thường phát hiện qua các biến chứng như viêm phổi tái diễn nhiều lần, áp-xe phổi và có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Với những ca hóc dị vật như vậy, cách duy nhất là gắp dị vật ra càng sớm càng tốt.

TÂM QUÂN  (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.