Mỹ cắt viện trợ quân sự, Ukraine lên tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ukraine ngày 4/3 tuyên bố sẽ làm mọi cách có thể để duy trì mối quan hệ với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng viện trợ quân sự cho Kiev.

(Ảnh minh hoạ: Đại sứ quán Mỹ tại Ý)
(Ảnh minh hoạ: Đại sứ quán Mỹ tại Ý)

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã đảo ngược chính sách của Mỹ đối với Nga và Ukraine. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm hôm 28/2, khi ông Trump chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vì không trân trọng sự ủng hộ của Washington.

"Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông muốn tập trung vào hòa bình. Chúng tôi cần các đối tác cam kết với mục tiêu đó. Chúng tôi đang tạm dừng và xem xét lại các khoản viện trợ để đảm bảo rằng việc này góp phần vào giải pháp", một quan chức Mỹ cho biết.

Phát biểu ngày 4/3, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal khẳng định Kiev vẫn có đủ phương tiện để cung cấp cho lực lượng tiền tuyến.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh “viện trợ quân sự của Mỹ rất quý giá và có thể cứu được hàng nghìn sinh mạng, do đó Kiev sẽ làm mọi cách có thể để duy trì mối quan hệ với Washington”.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Mỹ thông qua mọi kênh có thể một cách bình tĩnh", ông Shmyhal phát biểu tại một cuộc họp báo. "Chúng tôi chỉ có một kế hoạch - giành chiến thắng và sống sót. Hoặc là chúng tôi giành chiến thắng, hoặc kế hoạch B sẽ được người khác viết ra".

Điện Kremlin, trong khi đó, cho biết việc cắt viện trợ quân sự cho Ukraine là bước đi tốt nhất có thể hướng tới hòa bình.

"Chúng tôi vẫn chưa tìm hiểu chi tiết, nhưng nếu đúng như vậy, thì đây là một quyết định có thể thúc đẩy Kiev tham gia tiến trình hòa bình", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Việc Mỹ tạm dừng viện trợ đã gây thêm áp lực cho các đồng minh châu Âu, dẫn đầu là Anh và Pháp. Lãnh đạo hai nước đều đã đến thăm Nhà Trắng vào tuần trước và công khai ủng hộ ông Zelensky kể từ sau cuộc tranh cãi tại Phòng Bầu dục.

Châu Âu đang chạy đua để tăng chi tiêu quân sự và cung cấp sự hỗ trợ thay thế cho Kiev, bao gồm cả kế hoạch đưa quân vào thực địa để hỗ trợ bất kỳ lệnh ngừng bắn nào.

Pháp ngày 4/3 chỉ trích lệnh đóng băng viện trợ của Mỹ, nói rằng việc này khiến hòa bình “trở nên xa vời hơn, vì sẽ mang lại lợi thế cho Nga", quan chức phụ trách vấn đề châu Âu tại Bộ Ngoại giao Pháp - Benjamin Haddad - cho biết.

Anh tỏ ra thận trọng hơn. Một phát ngôn viên của chính phủ tuyên bố, London vẫn cam kết đảm bảo hòa bình ở Ukraine.

Người dân Ukraine, theo ghi nhận của Reuters, đã bị choáng váng bởi một động thái mà nhiều người mô tả là sự phản bội. Oleksandr Merezhko - người đứng đầu ủy ban đối ngoại Quốc hội Ukraine - cho biết có vẻ như Mỹ đang "đẩy chúng ta đến bờ vực đầu hàng".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các đề xuất tăng chi tiêu cho quốc phòng, mà bà cho biết có thể huy động tới 800 tỷ euro. Liên minh Châu Âu (EU) dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào thứ Năm (6/3).

Theo Minh Hạnh (TPO/nguồn Reuters)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null