Một trường hợp từ Nam Phi về Đak Lak nghi mắc đậu mùa khỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 2-11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đak Lak đã có báo cáo về việc ghi nhận 1 người dân có biểu hiện mụn đỏ ở người sau khi đi du lịch Nam Phi về.

Theo ông P, ngày 19-10, ông sang Nam Phi du lịch, đi nhiều nơi và tiếp xúc, nói chuyện, bắt tay với nhiều người. 

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế thăm hỏi, động viên người bệnh mắc đậu mùa khỉ tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát)
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế thăm hỏi, động viên người bệnh mắc đậu mùa khỉ tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát

Ngày 26-10, bệnh nhân đi máy bay về lại Viêt Nam. Từ ngày 26-10 đến ngày 1-11 bệnh nhân có tiếp xúc với nhiều người trong gia đình và người xung quanh. Đến ngày 1-11, bệnh nhân có biểu hiện đau mỏi các khớp và xuất hiện nhiều mụn đỏ ở bụng và lưng nên khai báo y tế và tự cách ly tại nhà.

Hiện bệnh nhân khỏe, không sốt, nổi nhiều mụn đỏ ở bụng và lưng. Những trường hợp tiếp xúc gần chưa có biểu hiện bất thường khác.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, ngành Y tế tỉnh Đak Lak đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng-chống bệnh, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà thực hiện việc cách ly phòng-chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và truyền thông kiến thức phòng-chống bệnh đậu mùa khỉ cho cộng đồng xung quanh; đồng thời lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm. 

Trước việc ghi nhận một trường hợp có biểu hiện lâm sàng và các yếu tố dịch tễ phù hợp chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế tỉnh Đak Lak đã có công văn khẩn chỉ đạo các hoạt động phòng-chống dịch bệnh.

Trước đó, chiều 31-10, bệnh nhân nữ 38 tuổi-ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 2 đã được xuất viện sau 2 tuần điều trị và cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh; đã hết sốt, tổng trạng tốt, tinh thần thoải mái, các tổn thương đã lành hoàn toàn.

Theo bệnh nhân này, từ ngày 29-9 đến ngày 18-10, bệnh nhân đi làm tại Dubai, có tiếp xúc gần với bạn có biểu hiện nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ (sốt, mệt mỏi, nổi bóng nước vùng sinh dục) trước khi khởi bệnh 10 ngày. Nghi ngờ mình có thể nhiễm bệnh, nhờ sự hỗ trợ của bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên, bệnh nhân đã liên lạc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh và ngay khi nhập cảnh được đưa vào cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố. Bệnh nhân không tiếp xúc với ai kể từ khi về Việt Nam.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.