Một số thành viên Đảng Cộng hòa lo lắng, chỉ trích cựu Tống thống Trump

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một số thành viên Đảng Cộng hòa (Mỹ) lo lắng, thậm chí chỉ trích cựu Tổng thống Donald Trump vì liên tục công kích vấn đề chủng tộc của Phó Tổng thống Kamala Harris.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã trở thành đại diện Đảng Cộng hòa tranh cử vào Nhà Trắng tháng 11 tới. Đối thủ của ứng viên 78 tuổi nhiều khả năng sẽ là Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris của Đảng Dân chủ.

Để chiếm ưu thế trước cuộc đua, cựu Tổng thống Trump liên tiếp 2 ngày qua (31-7 và 1-8, giờ Mỹ), đã có những lời lẽ công kích vấn đề chủng tộc của bà Harris.

"Bà ấy có nguồn gốc Ấn Độ và trước đây chỉ thúc đẩy di sản gốc Ấn. Tôi không biết bà ấy là người da màu cho tới vài năm gần đây khi bà ấy bỗng nhiên thành người da màu" – ông Trump đề cập tới bà Harris tại hội nghị của Hiệp hội Các nhà báo da màu Quốc gia ở Chicago hôm 31-7.

Chỉ một ngày sau khi nói đối thủ Đảng Dân chủ "đột nhiên" quyết định trở thành "người da màu", ông Trump lại tiếp tục màn công kích về vấn đề này.

New York Times mô tả vị tổng thống thứ 45 của Mỹ đã đăng một bức ảnh lên trang cá nhân chụp bà Harris mặc sari (trang phục yêu thích của phụ nữ Ấn Độ) với chú thích: "Sự ấm áp, tình bạn và tình yêu của bà dành cho di sản Ấn Độ thực sự được trân trọng".

Cựu Tổng thống Donald Trump đến dự một cuộc sự kiện ở Pennsylvania vào ngày 31-7. ẢNH: NYTIMES

Cựu Tổng thống Donald Trump đến dự một cuộc sự kiện ở Pennsylvania vào ngày 31-7. ẢNH: NYTIMES

Phần lớn thành viên Cộng hoà im lặng trước màn công kích ấy của ông Trump nhưng cũng có người lo lắng bởi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh cử tri đa dạng hoá nhanh chóng. Hơn 12% người Mỹ tự nhận mình là người đa chủng tộc.

Chiến lược gia lâu năm của Đảng Cộng hòa David Kochel gọi cuộc tấn công vào vấn đề chủng tộc là không cần thiết và rủi ro.

"Tại sao lại phức tạp hóa tình hình với những câu hỏi về chủng tộc thì tôi không hiểu" – ông Kochel nói - "Chiến dịch của chúng ta nên chất vấn bà ấy về chính sách kinh tế và vấn đề biên giới nước Mỹ, thay vì về gốc gác".

Thậm chí, cựu Thống đốc bang Maryland Larry Hogan, thành viên Đảng Cộng hoà, còn lên án mạnh mẽ những bình luận của Trump, gọi đây là điều "không thể chấp nhận được".

Riêng ứng viên Phó Tổng thống JD Vance (Cộng hoà) thì lên tiếng rằng ông Trump "đang tranh cử để trở thành tổng thống cho tất cả người Mỹ".

"Kamala Harris là một kẻ giả tạo, chỉ chiều theo bất kỳ đối tượng nào xuất hiện trước mặt bà ta"- Thượng nghị sĩ Vance cáo buộc.

Trong khi đó, Đảng Dân chủ lên án cựu Tổng thống Trump là người phân biệt chủng tộc.

Bà Harris, 59 tuổi, là người da màu và gốc Á đầu tiên giữ chức phó tổng thống trong lịch sử nước Mỹ.

Bà có mẹ là người di cư từ Ấn Độ, cha bà sinh ra trong gia đình người Jamaica gốc Phi và từ lâu phó tổng thống Mỹ đã thể hiện gốc gác đa chủng tộc của mình.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".